Để có thể giảm thiểu được nguy cơ bị cảnh sát giao thông “tóm” khi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ, xe không gương, không mũ, chạy quá tốc độ,… nhiều lái xe đã nghĩ ra cách là dùng những “chiếc rèm” (thường là khẩu trang y tế) để che biển số xe của mình lại. Vậy hành vi che biển số xe của những người này có vi phạm pháp luật không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé! |
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nội dung tư vấn
1. Che biển số xe có vi phạm pháp luật không?
Hành vi che biển số xe được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không, cần xác định các dấu hiệu pháp lý của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính. Cũng giống như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính được cấu tạo bởi 4 yếu tố bao gồm: chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan.
Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Tại khoản 3 có quy định:
“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe;
b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;
c) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe ô tô tải lắp thùng xe có kích thước không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; điều khiển xe ô tô vận chuyển hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm”.
Ngoài ra, thì tại Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Theo đó, tại khoản 1 có quy định:
“Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng”.
Theo quy định của hai Điều luật trên, ta có thể xác định các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong trường hợp che biển số xe như sau:
- Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể của hành vi vi phạm hành chính này là người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Khách thể vi phạm hành chính
Hành vi trên xâm phạm các quy định của Nhà nước về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.
- Mặt khách quan
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính.
Ngoài ra, trong nhiều tình huống, pháp luật còn mô tả tới những yếu tố khác như: địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; công cụ, phương tiện vi phạm; hậu quả và mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, trong trường hợp này nhà làm luật chỉ mô tả hành vi khách quan mà không mô tả đến các yếu tố khác nêu trên.
Hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở đây được xác định là hành vi che lấp biển số xe.
- Mặt chủ quan
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông ở đây được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp này, người điều khiển phương tiện giao thông biết hành vi che lấp biển số xe của mình là vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và mục đích che lấp biển số xe có thể được xác định nhằm cho các lực lượng chức năng không thể biết được xe nào để phạt người điều khiển phương tiện giao thông nếu người này vi phạm.
2. Trách nhiệm pháp lý
- Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (Điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
- Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo và các loại xe tương tự xe ô tô (Điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển thì việc phạt hiện và xử lý lỗi che biển số thì Cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể thông báo trên website (Thông báo website với bộ công thương) để người tham gia giao thông tiện thời tra cứu và xử lý.