Bệnh đau xương khớp ngày một phổ biến ở nước ta và thường xảy ra ở người cao tuổi hay những người lao động nặng thì ngày nay bệnh diễn ra ở bất cứ đối tượng nào. Tùy vào mức độ của bệnh mà chúng gây ra những hậu quả khác nhau. Chính vì thế mà người bệnh cần nắm rõ được nguyên nhân, dấu hiệu để có thể phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tốt nhất.
1. Bệnh xương khớp là gì?
Đây là tên gọi chung cho những bệnh liên quan đến xương và khớp với những biểu hiện thấy là đau nhức, sưng khớp. Nó khiến cho người bệnh bị hạn chế trong việc vận động.
Trên cơ thể người có 3 loại khớp là khớp động (ở tay, chân), khớp bán động (ở đốt sống), khớp bất động (ở hộp sọ). Trong số 3 loại khớp này, khớp động và khớp bán động là những khớp dễ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi suy yếu, chúng gây nên bệnh xương khớp ở con người.
2. Những căn bệnh viêm khớp thường gặp
Có một thực tế đáng buồn là bệnh khớp xương đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam và xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi. Thường gặp nhất là các bệnh:
Viêm khớp: thường xuất hiện ở các vị trí khớp háng, khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối,… Tại các vị trí này xuất hiện tình trạng sưng và gây đau.
Thoái hóa khớp, cột sống: thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, cao tuổi do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm. Trong các khớp, cột sống có một lượng dịch nhày, thoái hóa khiến chúng ít đi gây đau cứng khớp, khô khớp, cột sống.
Thoát vị đĩa đệm: thường xuất hiện ở vị trí cột sống thắt lưng, đốt sống cổ. Căn bệnh này khiến các dây thần kinh bị chèn ép và nếu để lâu ngày không chữa có thể gây liệt, teo cơ.
Viêm khớp dạng thấp: có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau và mang tính chất đối xứng 2 bên. Chúng gây sưng đau, cứng khớp và nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu, tim, phổi,…
Đau dây thần kinh tọa: khiến cơ thể đau từ vùng thắt lưng kéo xuống đến bàn chân.
Loãng xương: xương trở nên xốp, giòn và rất dễ gãy. Điều này khiến toàn thân bị đau nhức và nghiêm trọng hơn có thể gây nên các bệnh lý về xương khớp khác.
3. Nguyên nhân gây bệnh đau xương khớp
Cách nhìn nhận về bệnh cơ xương khớp ở mỗi nền y học là không giống nhau. Theo đó, mỗi nền y học lại đưa ra những nguyên nhân riêng. Điều này cũng quyết định đến phương pháp điều trị của các nền y học.
– Theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền nhận định tất cả các bệnh lý thuộc về bệnh khớp xương đều là do tà khí xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Khí huyết bị tắc nghẽn, không được lưu thông. Chúng làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và từ đó gây đau nhức, tê mỏi, viêm, thoái hóa.
– Theo y học hiện đại
Y học hiện đại đưa ra nhiều nguyên nhân như béo phì, chấn thương, lười vận động, thói quen sinh hoạt sai, tuổi tác,… Một cách trực tiếp học gián tiếp, những nguyên nhân này tác động đến dịch khớp, mật độ xương. Nó khiến cho khớp bị suy yếu và gây bệnh.
4. Những dấu hiệu để nhận biết bệnh xương khớp
Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh về khớp xương là đau nhức, cụ thể:
- Đau cơ học tại các khớp.
- Mỗi sáng sớm có cảm giác đau mỏi và cứng khớp.
- Đau khớp mỗi khi thời tiết thay đổi và đau nhiều về đêm.
- Vùng khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ.
- Việc cử động các khớp trở nên khó khăn và mất đi độ linh hoạt.
5. Cách điều trị bệnh xương khớp
Bệnh đau nhức xương khớp khi ở thể nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh càng để lâu sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể gây teo cơ biến dạng khớp, ảnh hưởng đến thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đặc biệt là có thể gây tàn phế, mất khả năng vận động. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết.
– Chữa bệnh tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Dân gian lưu truyền lại nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả. Các loại thảo dược mà bạn có thể sử dụng để chữa căn bệnh này là hạt đu đủ, xương rồng, cây chìa vôi, ngải cứu rang muối, lá lốt,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có những cách bào chế khác nhau như ngâm rượu để xoa bóp ngoài da, rang nóng để chườm, giã nát đắp, sắc nước uống,…
Những mẹo này cho thấy sự hiệu quả nhất thời và chỉ áp dụng được cho những bệnh xương khớp thể nhẹ.
– Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y
Tây y có một số loại thuốc giúp điều trị bệnh xương khớp như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid và acid hyaluronic, thuốc giãn cơ, thuốc chống thấp khớp. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần thăm khám để có chỉ định của bác sĩ.
– Phẫu thuật điều trị xương khớp
So với việc điều trị bằng thuốc tây y, mẹo dân gian thì phương pháp phẫu thuật mang tính hiệu quả hơn nhiều. Tất nhiên, không phải cứ bị bệnh là phẫu thuật ngay. Chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng không thể tiếp tục điều trị nội khoa thì bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật.
– Chữa bệnh bằng thuốc Đông y
Phương pháp chữa bệnh của Đông y nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.
Hiện nay, sản phẩm JointXK3 chứa các thành phần cao ngựa bạch, chiết xuất nhũ hương, acid hyaluronic được nhiều người lựa chọn sử dụng. Sản phẩm được tạo nên bởi các thảo dược lành tính nên mang đến sự an toàn và tính hiệu quả cao.
Bản thân mỗi chúng ta đều mong muốn mình được khỏe mạnh. Vì vậy, để tránh không mắc phải căn bệnh xương khớp bạn nên chú ý đến sức khỏe của mình bằng cách bổ sung dinh dưỡng. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến tư thế ngồi, tránh làm việc quá sức,… Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này