Đối với người trong ngành chăn nuôi, hoặc kể cả không thì chúng ta ít nhiều cũng được nghe nhắc đến hầm biogas trong chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu mới chỉ nghe nhắc đến thì có lẽ có nhiều người sẽ chưa hiểu hết được về loại hầm này cũng như tác dụng chính của nó.
Hầm biogas mà chúng ta thường được nghe nhắc đến chính là một nơi chứa đựng chất thải chăn nuôi, trong đó sẽ diễn ra quá trình lên men, phân hủy tạo ra các hỗn hợp khí gọi là biogas. Có nhiều người khi nghe nhắc đến khí này sẽ nghĩ ngay rằng khí biogas có độc hại hay không vì trên thực tế, khí gas đã từng là mối nguy hại của nhiều gia đình. Vậy để hiểu thêm về hỗn hợp khí này cũng như tác dụng của nó đối với sản xuất chăn nuôi, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Khái niệm khí biogas? Thành phần chính có trong biogas
Khí biogas được sinh ra từ bể phốt vốn là hợp chất được tạo thành nhiều loại khí khác nhau có trong quá trình phân hủy các chất thải chăn nuôi có trong hầm biogas. Trong đó các chất khí mà bạn có thể rất quen thuộc như khí cacbonic, khí nito, khí hydro,… Nhưng chiếm phần lớn trong số đó chính là khí metan, một loại khí gas thường thấy
Và khi nghe nhắc đến khí gas, hẳn bạn cũng tưởng tượng ra được phần nào công dụng của bể biogas, đó chính là phục vụ trong sinh hoạt đun nấu, thắp sáng của các hộ gia đình.
Nguyên tắc hoạt động tạo nên khí biogas
Có thể hiểu đơn giản cơ chế hình thành của khí biogas như sau: các chất thải hữu cơ, chất thải chăn nuôi trở thành nguyên liệu nạp được đưa vào hầm biogas kín khí. Sau đó các chất thải này sẽ phân hủy và lên men nhờ các hoạt động của vi sinh vật khiến nó nảy sinh ra khí biogas. Khí biogas này hoàn toàn có thể được sử dụng trong sinh hoạt gia đình và an toàn cho người sử dụng cũng như môi trường.
Công dụng của khí biogas
Vậy khí biogas được dùng để làm gì trong thực tiễn? Có 2 ứng dụng chính sau đây:
Trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày
Việc sản xuất ra khí biogas làm giảm lượng chất thải thải trực tiếp ra môi trường xuống, đồng thời tận dựng được nguồn nguyên liệu hữu ích để phục vụ trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ sử dụng trong công việc đun nấu hàng ngày và sinh hoạt đời thường, bên cạnh đó có thể sử dụng để chạy máy phát điện, tuy nhiên để có thể làm vậy, chúng ta phải dùng công nghệ lọc khí H2S đi mới được.
Trong quá trình tạo điện năng
Bên cạnh công dụng đốt lửa thông thường, khí biogas có thể được sử dụng để tạo ra nguồn điện. Nếu muốn chạy máy phát điện thì như đã nhắc đến phía trên chúng ta phải xử lý khí H2S trước rồi mới dùng được. Còn đối với việc tạo ra nguồn điện thì phải sử dụng đến các công cụ như các loại máy phát sử dụng đến gas hay các loại động cơ đốt trong chạy bằng biogas..
Trong quá trình sản xuất trồng trọt
– Các chất cặn, bã thải không tiêu hủy hết của hầm biogas được tận dụng để làm phân bón cho cây trồng. Cây được bón phân hữu cơ sẽ phát triển tốt và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như khi dùng phân bón hóa học hay các loại phân kích thích tăng trưởng.
– Nước thải từ hầm cũng được tận dụng làm nước tưới, có tác dụng bổ sung các chất cần thiết cho cây và giúp rau xanh hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng các chất thải chất cặn ra ngoài môi trường phải được điều chỉnh ở một mức độ hợp lý, nếu lượng chất thải ra môi trường quá lớn có thể sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, và không khí, vì mùi nước thải sinh ra từ hầm biogas có mùi rất nặng. Người sử dụng khi thực hiện các công việc liên quan đến chất thải hết sức cân nhắc, vì nó có thể đem lại hiệu quả lớn nhưng nếu bón quá nhiều phân cho cây cũng sẽ làm cho cây bị chết vì “xót”.
Trên đây là một số thông tin về khí biogas và công dụng của biogas trong đời sống sản xuất, hy vọng các bạn có những thông tin hữu ích và sử dụng hầm biogas cũng như khí biogas đúng cách để đạt hiệu quả nhất.