Đăng ký bản quyền bài hát đang được dư luận rất quan tâm, nhất là khi tình trạng xâm phạm bản quyền diễn ra ngày một phức tạp. Bản quyền nhạc đang có tỉ lệ bị vi phạm nhiều nhất tại Việt Nam. Việc đạo nhái nhạc, chế lời đang ngày càng lan tràn. Khán giả không biết đâu là bản gốc, đâu là tác phẩm “nhái”. Sự lẫn lộn ấy phần nào ảnh hưởng xấu tới nền âm nhạc Việt Nam nói riêng và Văn hóa thưởng thức âm nhạc của người Việt trên quy mô rộng. Phát hiện được hành vi sao chép, nhái, đạo nhạc nhưng hầu hết các nhạc sỹ, nghệ sỹ lại không xử lý được hành vi xâm phạm ấy bởi lẽ “không chứng minh được quyền tác giả”. Vậy câu hỏi là phải đăng ký bản quyền bài hát ở đâu để có thể bảo vệ tác phẩm của mình khỏi vấn nạn ăn cắp bản quyền.
1. Thế nào là bản quyền tác giả âm nhạc
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Khoản 2 Điều 4 LSHTT 2005).
– Theo Điểm d Khoản 5 Điều 1 LSHTT sửa đổi 2009 quy định tác phẩm âm nhạc là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
=> Bản quyền tác giả âm nhạc là cách mà các tổ chức, cá nhân đăng kí để bảo hộ đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
2. Đăng ký bản quyền bài hát ở đâu, cách nộp và người nộp như nào?
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.
=> Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Quy định tại Khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan. Nộp đơn dăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả. Hoặc tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.
3. Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát bao gồm:
– Bản sao CMTND của tác giả
– Tờ khai đăng ký bản quyền bài hát
– Quyết định giao việc cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm (tác giả là nhân viên công ty). Hoặc hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm (chủ sở hữu tác phẩm thuê bên thứ 3 sáng tạo ra tác phẩm).
– Bản sao tác phẩm ( bản nhạc, lời nhạc,…01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.)
– Giấy uỷ quyền( nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền)
– Tài liệu chứng minh quyền được nộp hồ sơ. Nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả( nếu tác phẩm có đồng tác giả)
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu( nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung)
– Giấy cam đoan của tác giả trong đó có nội dung: Cam đoan mình chính là người sáng tạo ra tác phẩm này. Không sao chép tác phẩm của bất kỳ cá nhân/tổ chức nào. Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với cam kết của mình.
* Tài liệu kèm theo:
– Tên tác phẩm.
– Ngày hoàn thành tác phẩm.
– Tác phẩm đã được công bố hay chưa( Nếu có: thời gian, địa điểm công bố)
– Nội dung chính của tác phẩm.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền bài hát
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
5. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 29/2009/TT-BTC ngày 10/2/2009 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
6. Nơi tiếp nhận đăng ký bản quyền bài hát
Với câu hỏi đăng ký bản quyền bài hát ở đâu? bạn có thể đến một trong những địa điểm trên để thực hiện đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình.
– Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú. Hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
7. Thời hạn bảo hộ
– Căn cứ Điều 18 LSHTT 2005, quyền tác giả gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
– Căn cứ theo Khoản 8, điều 1, LSHTT sửa đổi 2009
+ Về cơ bản Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.
+ Quyền tài sản được bảo hộ 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên
8. Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát được thực hiện bởi TGS
Nếu bạn cản thấy thủ tục đăng ký còn nhiều khó khăn. Không biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì để tiến hành đăng ký bản quyền. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài 1900.8698 để được sự hướng dẫn chi tiết từ những chuyên viên dày dặn kinh nghiệm. Luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc cho bạn. Nội dung mà chuyên viên sẽ tư vấn giúp bạn như sau:
– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi đăng ký bản quyền bài hát.
– Tư vấn các tài liệu, thông tin cần thiết khách hàng cần chuẩn bị để tiến hành đăng ký
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký và chuyển cho khách hàng. Hoặc trực tiếp để khách hàng tham khảo và sửa đổi, bổ sung thông tin vào hồ sơ (nếu có)
– Trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát tại Cục bản quyền. Theo dõi việc xem xét hồ sơ, kịp thời bổ sung và sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên xem xét hồ sơ (nếu có)
– Nhận giấy chứng nhận và chuyển cho khách hàng hoặc khiếu nại việc từ chối cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả
– Theo dõi việc sử dụng bản quyền, kịp thời phát hiện và thông báo cho khách hàng. Trong trường hợp phát hiện việc vi phạm bản quyền.
Nguồn: https://trungtambaovequyentacgia.vn/dang-ky-ban-quyen-bai-hat-o-dau/