Ngày nay, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP lên tới 70% khi cứ 1000 thì có tới 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư. Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm HP nào cũng cần phải điều trị? Vậy khi nào thì cần điều trị HP?
1. Khi nào cần điều trị HP?
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn gram âm, hình xoắn. HP có thể tồn tại trong nhiều cơ quan trong cơ thể: khoang miệng, các mảng bám trên răng, đường ruột,… Tuy nhiên, chỉ khi sống trong lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày, HP mới gây bệnh, chúng tiết ra ngoại độc tố và catalase, protease làm tổn thương niêm mạc dạ dày, phá hủy thành niêm mạc dạ dày và gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Vì vậy, trong trường hợp làm xét nghiệm có vi khuẩn HP mà cơ thể không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào như (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn…), không có những tổn thương nghi ngờ sau khi đã được thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa thì có thể chung sống hòa bình với chúng. Điều trị diệt trừ HP chỉ áp dụng cho những trường hợp có biểu hiện lâm sàng, thực thể và được khám bởi bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa.
Những trường hợp cần diệt vi khuẩn HP như: loét dạ dày tá tràng, xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, khó tiêu cơ năng, thiếu máu thiếu sắt, tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, polyp dạ dày…
2. Làm thế nào để có thể phòng ngừa HP?
Vi khuẩn HP lây nhiễm từ người sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa. Do đó cách phòng ngừa tốt nhất là đảm bảo vệ sinh trong quá trình ăn uống và chế biến thức ăn, không dùng chung đồ ăn khi biết trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Để giảm các triệu chứng gây ra của viêm loét dạ dày nên thực hiện chế độ ăn hợp lý, không nên ăn quá no, không thức khuya, hạn chế stress, duy trì tập luyện thể dục. Bên cạnh đó, cần tránh ăn những đồ cay nóng, khó tiêu hoặc quá cứng cũng như có nồng độ axit quá cao, hạn chế rượu bia… nếu không tuân thủ các phương pháp trên thì rất có thể khi đã chữa khỏi vi khuẩn HP vẫn bị tái phát. Đồng thời nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và phát hiện sớm HP. Đừng để đến khi có triệu chứng bệnh dạ dày nghiêm trọng mới đi khám thì việc điều trị dứt điểm sẽ trở nên khó khăn hơn.
–>> Cảnh báo triệu chứng đau dạ dày gây ung thư