Đau dạ dày là tình trạng phổ biến hiện nay, tỷ lệ người đau dạ dày ngày một gia tăng chính vì thế để có thể phát hiện được sớm tình trạng đau dạ dày hay nguy cơ đau dạ dày bạn cần hiểu rõ hơn về bệnh và những dấu hiệu nhận biết cùng nguyên nhân đau dạ dày.
Ợ nóng
Muốn biết bị đau dạ dày phải làm sao thì trước hết chúng ta nên hiểu đau dạ dày là gì và dấu hiện ra sao. Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, là hiện tượng dạ dày của chúng ta bị thương tổn, chủ yếu là do những vết viêm loét gây ra. Căn bệnh này khiến người mắc phải cảm thấy đau đớn rất khó chịu và cũng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thường thì bệnh nhân đau dạ dày thường gặp phải những triệu chứng sau:
Đau thượng vị hoặc đau ở vùng dưới xương ức, cách xa vùng mũi ức.
Khả năng ăn uống kém dần, hệ tiêu hóa bất ổn định, có cảm giác tức bụng, ăn không tiêu, mất cảm giác ngon miệng.
Ợ chua, ợ hơi nửa chừng kèm theo đau sau mũi ức, đau ức hoặc sau xương ức.
Buồn nôn, cơ thể mất nước, tụt huyết áp, vv…
Chảy máu tiêu hóa ở dạ dày, người bệnh nôn máu tươi hoặc máu đen, đi ngoài ra máu…
Đây được xem là hiện tượng rất nguy hiểm, tiềm ẩn cả nguy cơ ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày hành tá tràng, hẹp môn vị, vv…
2. Tìm hiểu nguyên nhân đau dạ dày
Muốn biết bị đau dạ dày nên làm gì trước tiên cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày là gì? Bệnh đau dạ dày có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như sau:
Vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP sinh trưởng trên lớp nhầy của thành dạ dày. Theo thời gian, chúng sẽ làm mỏng lớp nhầy này, làm niêm mạc dạ dày bị lộ khỏi lớp bảo vệ và dần bị ăn mòn bởi chính axit dịch vị dạ dày, sinh ra viêm loét.
Lạm dụng thuốc tây: Sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể tác động tới cơ thế tiết axit trong dạ dày, sinh ra đau dạ dày. Một vài loại thuốc tây giảm đau còn làm giảm chất nhầy bảo vệ cho thành dạ dày, khiến cơn đau bùng phát.
Stress, căng thẳng: Các cơn stress sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn, axit được tiết ra nhiều hơn, từ đó mất đi độ cân bằng pH, khiến cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn.
Thói quen xấu khi ăn uống: Ăn thực phẩm kém vệ sinh, ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa thường xuyên, để bụng đói thường xuyên cũng là những nguyên nhân khiến dạ dày bị đau.
3. Đau dạ dày nên làm gì?
Đau dạ dày là căn bệnh đeo bám dai dẳng khó chữa. Vậy người bị đau dạ dày thì phải làm sao để rút ngắn thời gian điều trị và làm tăng chất lượng sống?
3.1 Bị đau dạ dày phải làm sao? Xoa bụng đúng cách
Đau dạ dày làm gì cho hết? Để giảm triệu trứng đau dạ nhanh thì các bạn có thể xoa bụng nhẹ nhàng sẽ làm tăng lượng máu đến cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, giúp hệ tiêu hóa và dạ dày làm việc tốt hơn, loại bỏ những cơn đau âm ỉ. Để thực hiện thì bạn chỉ việc đặt một hoặc cả hai tay lên bụng, rồi xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ. Chỉ cần xoa đến khi bụng ấm lên thì cơn đau sẽ dần thuyên giảm.
3.2 Sử dụng thuốc
Bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng các nhóm thuốc sau đây để loại bỏ cơn đau, giúp dạ dày hồi phục. Lưu ý trước khi sử dụng thuốc cần được sự tư vấn của bác sĩ
Nhóm thuốc kiềm chế axit dạ dày: Bao gồm nhóm thuốc ức chế bơm proton – PPI (Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole…) và nhóm kháng H2 (Cimetidine, Ranitidine, famotidin, nizatidin)
Nhóm thuốc kháng sinh: gồm amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole, tetracycline, levofloxacin.
Nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày: Các loại thuốc có chứa Nhôm hydroxyd, Magnesi hydroxyd, Natri bicarbonat, Canxi cacbonat…
Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Nhóm thuốc làm tăng tiết nhầy, che phủ vùng tổn thương khỏi tác động của axit, bao gồm rebamipide, sucralfate, bismuth…
3.3 Bị đau dạ dày nên làm gì? Nên chườm nóng làm ấm bụng
Nhiệt độ ấm áp sẽ làm máu lưu thông tốt hơn, dạ dày bớt co bóp, cơn đau cũng được dịu đi đáng kể. Cách thực hiện chườm nóng khá đơn giản, bạn chỉ việc dùng dùng túi sưởi hoặc rót nước nóng vào một chai lọ, túi chườm… rồi chườm lên vùng bụng đang đau.