Đau dạ dày không chỉ được nhận diện qua vị trí đau mà còn có một số dấu hiệu điển hình. Vậy đau dạ dày có những dấu hiệu nào có thể nhận biết dễ dàng nhất.
Chán ăn: Dấu hiệu này có thể biểu hiện qua việc ăn không ngon, hoặc lượng thức ăn giảm so với thường ngày.
Ợ hơi, ợ chua, ợ ra chất đắng: Tuy không phải là một tình trạng nghiêm trọng nhưng ợ hơi, ợ chua lại khiến bạn rất khó chịu và cảm thấy vô cùng phiền phức.
Nôn và buồn nôn: Nôn là hiện tượng cơ thể đẩy các chất có trong dạ dày ra ngoài qua miệng. Buồn nôn là cảm giác khó chịu, muốn nôn nhưng không nôn ra được. Dấu hiệu buồn nôn và nôn trong đau dạ dày có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có thể xảy ra đơn lẻ.
Xuất huyết tiêu hóa: Đây là dấu hiệu rất quan trọng và rất nguy hiểm của đau bao tử. Khi tình trạng nôn ra máu xuất hiện, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Đi cùng với dấu hiệu chảy máu tiêu hóa trong chứng viêm dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mạch nhanh và huyết áp tụt.
Đau dạ dày hay đau bao tử là căn bệnh chữa lâu khỏi nhất của dân văn phòng do thói quen ăn uống, sinh hoạt thất thường khó điều chỉnh vì tính chất công việc. Bệnh tuy kém nguy ít hiểm nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của chúng ta nếu lơ là.
Vì sao dân văn phòng hay bị đau dạ dày?
Thói quen ăn uống tùy tiện – bỏ bữa, hay ăn khuya, lúc ăn quá ít lúc lại quá nhiều, thường ăn uống vội vàng rồi ngủ ngay vào giờ nghỉ trưa. Thêm vào đó, yêu cầu công việc lại ít di chuyển, ngồi lì một chỗ lâu ngày dễ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa khiến dạ dày và ruột co bóp kém, chuyển hóa thức ăn chậm do dịch dạ dày… là những nguyên nhân phổ biến khiến đau dạ dày thích “ghé thăm” các đối tượng làm công việc hành chính văn phòng, nhất là chị em phụ nữ.
Vị trí đau dạ dày nguy hiểm có dễ nhầm lẫn với đau bụng thông thường?
Cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở vị trí rất điển hình, trong y khoa gọi là vùng thượng vị. Đây là vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức. Vị trí đau có thể ở ngay dưới mũi ức, nhưng cũng có thể cách xa mũi ức và lệch về bên trái hoặc bên phải.
Đau dạ dày hay đau bao tử là căn bệnh chữa lâu khỏi nhất của dân văn phòng do thói quen ăn uống, sinh hoạt thất thường khó điều chỉnh vì tính chất công việc. Bệnh tuy kém nguy ít hiểm nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của chúng ta nếu lơ là.
Cơn đau ở mỗi người mỗi khác, có người sẽ đau âm ỉ, đau quặn, đau tức, hay đau nóng rát. Cơn đau có thể lan lên ngực hoặc ra phía sau lưng. Cơn đau dạ dày ở vùng thượng vị có tính chu kỳ và thường liên quan mật thiết với bữa ăn. Bữa ăn có thể làm tăng mức độ đau hoặc sau bữa ăn, cơn đau sẽ dịu đi. Nhưng thông thường, với những bệnh nhân bị đau dạ dày, cơn đau vùng thượng vị không xuất hiện lúc đói, mà sau khi ăn vào cảm giác đau lại bị tăng lên.
Cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả, nhanh chóng
Phác đồ điều trị đau dạ dày thường nhắm đến mục đích giảm đau nhanh chóng cho người bệnh, bằng các loại thuốc:
Thuốc làm băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác động của dịch vị hoặc các enzym trong ruột.
Thuốc chống tiết a-xít của dạ dày nhằm trung hòa a-xít dịch vị.
Thuốc kháng sinh
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị đau dạ dày rất khó khăn và khả năng tái phát cũng rất cao. Vì vậy, vấn đề tuân thủ điều trị và tránh xa những tác nhân gây bệnh dạ dày (bao tử) là điều vô cùng quan trọng. Khi đã bị bệnh, bạn phải tái khám thường xuyên, tuyệt đối không được sử dụng một toa thuốc trong thời gian dài vì ngại đi khám. Một toa thuốc chỉ có tác dụng ở mỗi giai đoạn bệnh nhất định và một số loại thuốc chỉ được phép sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, nếu uống quá lâu có thể gặp phải những tác dụng phụ khó lường.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, một vấn đề quan trọng không kém trong điều trị đau dạ dày là bạn phải kiên trì điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, giảm căng thẳng toàn diện, tăng cường vận động và đảm bảo vệ sinh ăn uống.
Đau dạ dày hay đau bao tử là căn bệnh chữa lâu khỏi nhất của dân văn phòng do thói quen ăn uống, sinh hoạt thất thường khó điều chỉnh vì tính chất công việc. Bệnh tuy kém nguy ít hiểm nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của chúng ta nếu lơ là.
Đau dạ dày kéo dài và tái phát liên tục dễ dẫn đến viêm, loét dạ dày mạn tính, tạo tiền đề gây ra các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư dạ dày nên bạn đừng chủ quan, trị bệnh kiểu đối phó. Ngay khi nhận thấy các các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất ổn của dạ dày, hãy nhanh chóng đặt hẹn với bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.