Dịch Covid-19 bùng phát trở lại thị trường bất động sản đã u ám lại càng trở nên xám xịt. Nếu đang băn khoăn có nên đầu tư vào BĐS những tháng cuối năm này, cùng Địa Ốc Long Phát tham khảo ý kiến của một số chuyên gia dưới đây.
Có ít tiền không nên đầu tư vào bất động sản vào những tháng cuối năm này
Ông Đặng Văn Quang – Giám đốc Jll Việt Nam cho rằng nếu có ý định đầu tư lướt sóng cần vô cùng cẩn trọng. Bởi từ 12-18 tháng tới nền kinh tế nói chung và thị trường tương đối khó khăn. Vì vậy, bất động sản không còn dành cho nhà đầu tư ngắn hạn, kiếm tiền không bền vững thì rất nhanh mất cả vốn lẫn lãi, bởi đầu tư vào nhà đất là cuộc chơi của trung và dài hạn.
Ông cũng nhấn mạnh thêm: “Bất kỳ phân khúc nào của bất động sản đều tốt. Tuy nhiên hãy tập trung vào việc đầu tư trung hoặc dài hạn, đừng nhìn ngắn hạn sẽ rất rủi ro nguy hiểm”
Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV Cấn Văn Lực cũng cho rằng đầu tư bất động sản “ăn ngay” là rất khó. Các nhà đầu tư cần chú ý tới 3 yếu tố quan trọng là: đầu tư dài hạn – không dùng đòn bẩy tài chính – tránh “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, đầu tư vào địa ốc nếu ít tiền và phải dùng đòn bẩy tài chính thì không nên tham gia. Rất khó có thể biết được lúc nào bất động sản mới tăng giá mạnh. Việc kéo dài thời gian sử dụng đòn bẩy là không an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy, nếu có ít tiền thì nên gửi ngân hàng. Theo ông, lãi suất gửi ngân hàng hiện nay so với các kênh đầu tư khác trên thị trường vẫn rất tốt, đây cũng là kênh trú ngụ hết sức an toàn.
Đầu tư vào nhà đất chỉ dành cho người có khả năng tài chính lớn bởi BĐS có hai yếu tố sinh lợi là thời gian và giá trị. Trong suốt vài chục năm qua, trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng giá bất động sản bình quân luôn tăng. Có những nơi tăng gấp 2-3 lần chỉ trong một thời gian ngắn. Cùng với sự gia tăng theo giá trị BĐS còn có thể khai thác để cho thuê, kinh doanh buôn bán.
Bất động sản trong “nguy” có “cơ”
Trong một chuỗi quá trình phát triển của thị trường từ năm 2017 – 2018, thị trường BĐS phát triển rất mạnh mẽ nhưng đến năm 2019 thì dừng lại, các chỉ số của thị trường lập tức giảm hơn so với năm 2018. Không ít người lo ngại liệu đây có phải là khủng hoảng không?
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đính phủ định điều này. Sở dĩ thị trường nhà đất đang bị tác động xấu từ những yếu tố khách quan như: bệnh dịch, nguồn cung giảm do các vướng mắc về thủ tục pháp lý. Những yếu tố này là nguyên nhân khiến lượng giao dịch trên thị trường giảm mạnh, khác hoàn toàn với giai đoạn khủng hoảng 10 năm trước.
Cụ thể, hiện nay mỗi địa phương có khoảng 20 – 30 dự án bị dừng triển khai, còn các đô thị lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh có tới cả trăm dự án. Việc các dự án bị dừng triển khai dẫn đến nguồn cung thiếu, trong khi đó lực cầu vẫn tăng mạnh. Hiệp hội BĐS Việt Nam ghi nhận, có những dự án được hấp thụ lên tới 90%. Cụ thể, tại HCM có những dự án giá bán lên tới 40 triệu đồng/m2 nhưng trong vòng 2-3 tháng đã tiêu thụ tới 95%.
Đại diện Dia Oc Long Phat cho rằng, bất động sản là một trong 8 lĩnh vực bị tác động rất mạnh bởi Covid-19. Tuy nhiên, cơ hội thị trường này vẫn là rất lớn. Trong “nguy” có “cơ”. Theo ông Lực, bất động sản nhà ở còn rất nhiều tiềm năng, có thể thấy hiện nay ngân hàng tung rất nhiều gói cho vay hỗ trợ mua nhà ở. Bên cạnh đó, phân khúc BĐS công nghiệp đang có lợi thế và phát triển rất mạnh mẽ…
Cùng với đó, Chính phủ cũng đang thúc đẩy đầu tư công, lĩnh vực xây dựng ăn theo rất tốt, đầu tư công lan tỏa sang các lĩnh vực khác rất nhiều, thúc đẩy những lĩnh vực khác tăng trưởng theo. Chính vì thế, thị trường nhà đất nói chung và các phân khúc nhỏ nói riêng được kỳ vọng cũng sẽ sớm phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát.