Nhiễm vi khuẩn HP ngày một gia tăng khiến nhiều người lo lắng.Khi phát hiện mình nhiễm vi khuẩn HP không ít người cảm thấy lo sợ và luôn đặt ra câu hỏi “vi khuẩn HP có chữa khỏi không?” “vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không?”. Để giải đáp thắc mắc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Vi khuẩn Hp có chữa khỏi không?
“Vi khuẩn HP có chữa khỏi không?” luôn là câu hỏi khiến không khỏi ít người thắc mắc.Theo chuyên gia, bác sĩ cho hay: Việc điều trị vi khuẩn Hp có khỏi hay không là còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh.
Khi bị nhiễm Hp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh kéo dài ít nhất 2 tuần, có thể điều trị duy trì trong khoảng thời gian 4-8 tuần để chữa trị. Cũng nên nhớ rằng, vi khuẩn Hp rất dễ kháng thuốc. Cho nên, quá trình điều trị cần phải tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tới lối sống, chế độ ăn uống hàng ngày phải khoa học. Nếu không, quá trình điều trị sẽ kéo dài, tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Tóm lại, khi bàn về vi khuẩn Hp có chữa được không thì câu trả lời là “Có nếu như tuân thủ theo phác đồ điều trị và có lối sống, ăn uống, làm việc lành mạnh”.
–>> Xem ngay: Hướng điều trị mới cho người bệnh đau dạ dày HP
Vi khuẩn Hp dương tính có nguy hiểm không?
Khi phát hiện cơ thể bị mắc vi khuẩn Hp, chớ vội xem thường, vì đây là dấu hiệu nguy hiểm. Vi khuẩn Hp chính là yếu tố gây ra bệnh ung thư dạ dày. Nhưng nhiễm vi khuẩn này có chuyển sang ung thư dạ dày hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa của từng người, chế độ ăn uống, độc tính của vi khuẩn …
Bất cứ bệnh lý nào cũng điều nguy hiểm, nặng hay nhẹ mà thôi. Do đó, chớ vội xem thường mà ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Việc cần làm khi phát hiện mắc vi khuẩn Hp là phải đi bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia trả lời như sau: Vi khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành. Cho nên, hãy cẩn thận nếu có người nhà bị nhiễm vi khuẩn Hp. Thông thường, vi khuẩn Hp lây lan theo 3 đường dưới đây:
+ Đường miệng: Việc tiếp xúc nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh cho người lành. Đặc biệt, trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn Hp thì nguy cơ lây lan rất là cao.
+ Đường phân: Vi khuẩn đào thải qua phân cũng chính là nguồn lây lan sang cộng đồng. Nếu bạn có thói quen ăn rau sống thì nguy cơ mắc phải vi khuẩn Hp cũng rất cao.
+ Đường khác: Việc dùng chung các thiết bị y tế chẳng hạn như trong nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng,… Do đó, để phòng chống Hp, cần phải vệ sinh tiệc trùng các dụng thiết bị y tế sau mỗi lần dùng.
Nắm rõ được vi khuẩn Hp có chữa khỏi không rồi thì chúng ta cùng tham khảo điều trị vi khuẩn Hp bao lâu và áp dụng như thế nào cho khoa học nhất.