Thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình, Hà Nội chính là việc nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc nộp hồ sơ và hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép kinh doanh, góp vốn,… để một công ty có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động tại quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội.
Ưu điểm của quận Ba Đình, Hà Nội cho nhà đầu tư
Về địa lý, việc có thể tiếp giáp với các khu vực gần trung tâm Hà Nội (phía Bắc là quận Tây Hồ, phía Nam là quận Đống Đa, phía Đông là sông Hồng và Đông Nam giáp Hoàn Kiếm) của quận Ba Đình giúp hoạt động di chuyển đến các quận khác được thuận tiện và nhanh chóng. Ngoài vị trí đắc địa, nhiều tiện ích công cộng tập trung tại vị trí này, mang lại giá trị gia tăng lớn không chỉ cho người dân sinh sống, mua nhà và mà còn cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thành lập công ty bất động sản có vốn nước ngoài, tại đây.
Quận Ba Đình, Hà Nội còn được chính phủ công nhận là trung tâm hành chính – chính trị quốc gia, nơi tập trung cơ quan đảng, nhà nước, quốc hội và các cơ quan lãnh đạo tối cao của chính phủ, đồng thời là một trung tâm phục vụ cho việc đối giao và ngoại giao. Nói đến Ba Đình, người ta nhận ra ngay vùng đất hiền tài với vô số làng nghề thủ công truyền thống mang đậm dấu ấn lịch sử, như Hoa Ngọc Hà, Lụa Trúc Bạch, Lĩnh Bưởi, Giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, rượu sen Thụy Khuê,…. Vì vậy, Quận Ba Đình đã trở thành nơi an cư đáng mơ ước của nhiều người dân sinh sống và làm việc tại Hà Nội; và là điểm đến vàng của các nhà đầu tư bởi vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng hoàn hảo và cư dân có trí thức cao.
Về giá cả, thuộc top những quận gần trung tâm thủ đô, nhưng mặt bằng chung về giá nhà đất, chung cư ở quận Ba Đình lại cực kỳ ổn định và hợp lý hơn cả những quận gần trung tâm khác. So sánh giá đất, giá nhà ở quận Hoàn Kiếm và quận Cầu Giấy là 900 triệu – hơn 1 tỷ đồng/m2, giá nhà đất cao nhất tại quận Ba Đình lại chỉ từ 450 triệu/m2 trở xuống. Tính cụ thể với từng khu vực trong quận Ba Đình, sự chênh lệch giá đất còn rõ rệt hơn, thậm chí có khu chỉ từ 40 – 60 triệu/m2.
Về đời sống người dân: Một nguyên nhân khác khiến BĐS quận Ba Đình được lòng giới đầu tư là nhiều tiện ích hiện đại bậc nhất như Quảng trường Ba Đình, Trung tâm Lotter Hà Nội, chợ Long Biên cùng hệ thống các bệnh viện lớn như Bệnh viện Y học dân tộc, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Saint Paul, và Bệnh viện Lao Trung ương, đời sống sinh hoạt của người dân quận Ba Đình được người dân đánh giá cao. Phần lớn dân cư là những người có tri thức, có nếp sống văn minh, có nền nếp…Vì thế việc đầu tư tại đây sẽ hạn chế tối đa tình trạng tranh cãi vô lý giữa người dân và nhà đầu tư. Ngoài ra, cũng tăng khả năng thu lợi nhuận khi những người dân thu nhập cao sẵn sàng chi trả cho những dịch vụ, những sản phẩm giá cao nhưng có giá trị tương xứng.
Xem thêm: Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp của công ty luật Siglaw.
Ưu đãi khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Ba Đình
Nhắc đến quận Ba Đình là không thể thiếu chính sách ưu đãi cho người nghèo. Cụ thể, sau 20 năm triển khai tín dụng ưu đãi cho những hộ gia đình có thu nhập thấp, thì các hộ đã có thể có chi phí thành lập công ty, mở rộng kinh doanh, sản xuất từ đó ổn định được cuộc sống. Kết quả là, hơn 38.000 hộ được vay vốn (với 9.000 hộ nghèo, 4.000 hộ cận nghèo và 2.000 hộ thoát nghèo và cung cấp việc làm cho 22.000 người lao động).
Còn đối với các nhà đầu tư tới quận Ba Đình, thì mới đây, vào ngày 08/06, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội có buổi họp về Dự thảo liên quan tới tiền thuê đất tại các địa bàn Hà Nội, trong đó, Khu vực: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa sẽ được giảm 30% tiền thuê đất trong toàn thời gian thuê đất của dự án về lĩnh vực xã hội hóa (trừ các dự án xây dựng bệnh viện, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học) được thực hiện.
Dù vậy, ý kiến của dự thảo cũng gặp một số bất cập. Theo như Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm (Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) có ý kiến về ưu đãi tại Quận Ba Đình rằng việc quản lý đô thị có xu hướng chia theo không gian trong đó Nhóm 1: Các huyện, thị xã Sơn tây; Nhóm 3: quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Nhóm 2: các quận còn lại. Nhưng việc phân nhóm nên được sắp xếp nhằm đảm bảo sự công bằng, đồng nhất. Bởi có các các dân sinh trong các khu công nghiệp, dân cư đột biến hay dự án đặc thù của những người lao động nghèo nhưng lại được rải rác không chỉ ở các quận ngoại thành như Sơn Tây mà cũng có ở các quận gần trung tâm là Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, nên những dự án này cũng nên được hưởng miễn phí thuê đất 100%.
Vậy, nếu Dự thảo được thông qua thì các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI tại quận Ba Đình thuộc nhóm được ưu đãi thì sẽ được hưởng chính sách giảm, miễn thuế đất rất có lợi.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Ba Đình, Hà Nội
Quy định về chủ thể có quyền thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Ba Đình, Hà Nội có thể được thực hiện bởi bất ký cá nhân nước ngoài nào, với vốn sở hữu từ 1-100% tùy ngành nghề mà họ muốn kinh doanh.
Tuy vậy, có các chủ thể sau đây sẽ không được thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Ba Đình theo Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020:
- Công chức, cán bộ, viên chức và sĩ quan quân đội. Bởi vì nhà nước muốn phòng, chống việc tham nhũng, chống sự cạnh tranh không lành mạnh, và tránh các nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng tới địa vị và công vụ của các cán bộ,….
- Những người đang bị đình chỉ công tác, bị tước quốc tịch.
- Các tổ chức lạm dụng các nguồn ngân sách chính phủ nhằm tư lợi cho cá nhân hoặc kết hợp với các cá nhân khác tư lợi.
Vốn góp thành lập doanh nghiệp FDI tại quận Ba Đình, Hà Nội
Không quy định mức vốn góp tối thiểu đối với các nhà đầu tư, trừ những ngành nghề phải có vốn điều lệ nhưng phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh khi thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình. Tuy nhiên, nếu số tiền đầu tư là từ 3 tỷ thì người đại diện, nhà đầu tư quản lý số tiền góp vốn đó sẽ được miễn giấy phép lao động và sẽ nhận được thẻ tạm trú, thời hạn hiệu lực của thẻ tạm trú cũng sẽ được kéo dài hơn.
Khi nhà đầu tư nước ngoài mang vốn để góp vào doanh nghiệp ngay sau khi thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình, cần phải nộp tài liệu xác nhận tình hình tài chính, chẳng hạn như sổ ngân hàng và số dư tiền gửi (nếu là cá nhân), số dư tiền gửi, báo cáo thuế, báo cáo lãi lỗ (nếu là công ty). Tuy nhiên, việc nộp các tài liệu này là không bắt buộc khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và mua cổ phần.
Không giống như các công ty Việt Nam tự chịu trách nhiệm về khoản đầu tư vốn của mình, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được yêu cầu gửi vốn vào tài khoản vốn và khoản đầu tư của họ được theo dõi thông qua thời hạn góp vốn và các báo cáo đầu tư.
Thời hạn góp đầy đủ vốn đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại quận Ba Đình, Hà Nội được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Vì vậy, nếu đến hạn mà nhà đầu tư không gửi vốn thì ngân hàng giữ tài khoản vốn đầu tư sẽ không chấp nhận số vốn gửi chậm. Để thực hiện thủ tục đầu tư cần thiết phải điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và gia hạn thời hạn đầu tư. Và điều này sẽ mất rất nhiều thời gian dư nên đây là bước cực kỳ quan trọng và phải được để ý.
Người đại diện theo pháp luật khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại quận Ba Đình, Hà Nội
Người nước ngoài hay người Việt Nam đều có thể là giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Ba Đình, Hà Nội.
Chức danh của người đại diện thường là: giám đốc, tổng giám đốc, hoặc chủ tịch hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên), chủ tịch công ty của công ty TNHH 1 thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị (đối với công ty đại chúng)
Tuy vậy, cần đặc biệt lưu ý rằng, dù cho các công ty mong muốn sự thuận tiện mà thường có ý định để “người đại diện pháp luật” của doanh nghiệp FDI kiêm nhiệm thêm cả vị trí “người đứng đầu văn phòng đại diện” thì là điều không được. Theo Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty FDI không được cùng lúc giữ các chức vụ dưới đây:
- Người đứng đầu chi nhánh (của cùng công ty đó hay kể cả của một công ty nào khac)
- Người đại diện pháp luật
Điều kiện chuyên môn về việc thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài tại quận Ba Đình, Hà Nội
Hầu hết các ngành kinh doanh tại Việt Nam nói chung và quận Ba Đình Hà Nội nói riêng thuộc nhóm ngành phải đạt được các điều kiện mà pháp luật quy định cho từng ngành thì mới được kinh doanh hay thành lập công ty. Vậy nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình Hà Nội phải tuân thủ các điều kiện chuyên ngành cho từng ngành cụ thể mà họ muốn kinh doanh sau khi thành lập công ty.
Ngoài ra, một số ngành mà nhà đầu tư nước ngoài không được tiếp cận thị trường gồm: những nhóm ngành pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về đầu tư không cho phép NĐTNN đầu tư, kinh doanh; (ii) những nhóm ngành ảnh hưởng lên quốc phòng, an ninh; (iii) các ngành, nghề độc quyền nhà nước.
Điều kiện chuyên môn sẽ phụ thuộc vào điều kiện của từng lĩnh vực mà nhà đầu tư thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình, cộng với việc tuân thủ các quy định của WTO, cam kết của Việt Nam trong WTO và pháp luật Việt Nam. Trong đó, nhiều lĩnh vực như thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư và quản lý, tư vấn, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất (yêu cầu nhà máy trong khu công nghiệp),… có thể dễ dàng thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình, Hà Nội
Thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình, Hà Nội khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ đầu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại quận Ba Đình:
Tên | Nội dung | Ghi chú |
Hồ sơ | Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư. | 01 bản chính |
Giấy tờ pháp lý:
|
01 bản sao công chứng | |
Văn chứng minh năng lực tài chính
|
01 bản | |
Đề xuất dự án đầu tư thành lập công ty FDI tại Quận Ba Đình bao gồm các nội dung: đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư; và phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm, nhu cầu về lao động, tiến độ đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án. | 01 bản | |
Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương). | 01 bảnĐây là điểm khác biệt với công ty Việt Nam vì công ty Việt Nam không cần cung cấp loại giấy tờ này | |
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư; | 01 bản | |
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: xuất xứ, tên, thông số kỹ thuật chính, sơ đồ quy trình; tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính. | 01 bản | |
Nơi nộp | Bước 1: Kê khai trực tuyến hông tin về dự án đầu tư trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư (Bộ kế hoạch và đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài) tại địa chỉ https://fdi.gov.vn/Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp. Tối đa 15 ngày từ ngày hoàn thành việc kê khai trực tuyến, hồ sơ sẽ phải nộp trực tiếp cho cơ quan đăng ký đầu tư tại Ba Đình, Hà Nội.
|
|
Thời hạn giải quyết | 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại quận Ba Đình |
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại quận Ba Đình:
Hồ sơ | Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. | 01 bản chính |
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp. | 01 bản | |
CMND/CCCD/hộ chiếu | 01 bản sao chứng thực | |
Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có cổ đông là tổ chức của công ty cổ phần). | 01 bản | |
Quyết định thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức | 01 bản | |
Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức); | 01 bản | |
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự | 01 bản | |
Điều lệ công ty. | 01 bản | |
Nơi nộp | Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: Số 258 đường Võ Chí Công – phường Xuân La – quận Tây Hồ – TP Hà Nội (Khu liên cơ Võ Chí Công). Số liên lạc: 024.38256637. | |
Thời hạn giải quyết | 03 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại quận Ba Đình |
Bước 3: Công bố công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Khắc dấu công ty
Bước 5: Xin cấp Giấy phép kinh doanh, giấy để hoạt động công ty vốn nước ngoài tại quận Ba Đình.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng và các thủ tục liên quan khác
Đây là sự khác nhau giữa công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty vốn Việt Nam. Những công ty có vốn nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.
Thủ tục khai thuế, thuế GTGT, thuế TNDN sau khi thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình cũng giống như đối với công ty Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm toán tài khoản hàng năm.
Không chỉ thế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hàng năm phải hoàn thành thủ tục công khai báo cáo đầu tư, báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư, báo cáo thực hiện dự án cho Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tại Hà Nội. Và các thủ tục khác như: phát hành hóa đơn điện tử; treo biển tại trụ sở; lập chữ ký số điện tử;…
Thủ tục thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình, Hà Nội theo góp vốn, mua cổ phần.
Bước 1: Thành lập công ty có vốn Việt Nam tại quận Ba Đình.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần công ty tại Ba Đình, Hà Nội
Hồ sơ:
– Giấy đăng ký góp vốn, mua cổ phần, vốn góp.
– Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của người mua
– Giấy thỏa thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
– Giấy kê khai (bản chính và bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp nhận vốn, cổ phần,..
Nơi nộp:
– Sở Kế hạch và Đầu tư Hà Nội: Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội (Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội). Trong đó, Tầng 6, tòa nhà 27 tầng là Phòng đăng ký kinh doanh của Sở; còn Tầng 1,2, của tòa nhà 7 tầng cũng tại địa chỉ trên là Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả.
– Hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tại Hà Nội: Tòa nhà 7 tầng, CC02, KĐT Mỗ Lao, Phường Mộ Lao, Hà Đông. Số liên hệ: +84 4 3356 0426.
Thời gian hoàn thành: 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Bên góp vốn, mua cổ phần thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của mình để thành lập công ty FDI tại quận Ba Đình.
Bước 4: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Quyết định về việc thay đổi của công ty;
- Biên bản họp về việc thay đổi công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;
- Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông là người nước ngoài;
- Bản sao công chứng hộ chiếu/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư
Nơi nộp: Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: Số 258 đường Võ Chí Công – phường Xuân La – quận Tây Hồ – TP Hà Nội (Khu liên cơ Võ Chí Công). Số liên lạc: 024.38256637.
Thời gian giải quyết: 03 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Bước 5: Xin cấp Giấy phép con để hoạt động kinh doanh công ty vốn nước ngoài tại quận Ba Đình.