Trước thông tin tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên được triển khai kéo dài đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tạo ra sức “nhiệt” cho thị trường bất động sản vùng ven tại những khu vực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự án hạ tầng này, điển hình như Biên Hòa (Đồng Nai) hay Dĩ An (Bình Dương).
Nắm rõ được xu hướng và tiềm năng quá đỗi to lớn này, Công ty Long Phát đã đón đầu và đưa ra thị trường những sản phẩm dự án chất lượng tại khu vực này. Các chuyên gia nhận định, nhu cầu lớn kèm theo tiềm năng gia tăng giá trị và khai thác kinh doanh hiệu quả tạo đà thuận lợi cho phân khúc đất nền dự án Long Phát, đặc biệt tại các đô thị trung tâm tỉnh vùng ven Tp.HCM phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Xu hướng “ngược dòng di dân” ra vùng ven
Là một trong những siêu đô thị, mật độ dân số cơ học tại TP.HCM tính đến giai đoạn hiện nay đã tăng lên tới mức 13 triệu dân. Đây là yếu tố tiềm năng cho thị trường bất động sản phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác quy hoạch, phát triển đô thị và đáp ứng chỗ ở cho người dân.
Trong khi quỹ đất để phát triển dự án nhà ở ngày càng hạn hẹp thì nhu cầu nhà ở lại không như vậy, thực trạng tại thành phố nhu cầu nhà ở đang tăng cao. Chính bởi vì thế, trong khoảng thời gian vừa qua, trên thị trường đã có dấu hiệu xuất hiện làn sóng người mua tiến tới các tỉnh vùng ven, nơi có hạ tầng kết nối thuận lợi với TP.HCM và giá còn mềm hơn để thực hiện giấc mơ an lạc. Trong số những khu vực được nhiều người có nhu cầu nhà ở nhắm đến nhiều nhất hiện nay là Bình Dương và Đồng Nai – 2 địa phương có khá nhiều công trình hạ tầng kết nối với TP.HCM.
Theo các chuyên gia, tính tới hết 2019, Đồng Nai có tổng cộng nhiều dự án nhà ở cung cấp gần 90.200 căn/nền trên thị trường lẫn sơ cấp và thứ cấp. Các dự án nhà ở tập trung chủ yếu tại các huyện nằm liền kề với TP.HCM. Ngay tại tỉnh được cho là thị trường khó khăn nhất là Bình Dương khi thị trường bất động sản tại đây đang đứng im, nhưng tại những vị trí như huyện Dĩ An đã có dấu hiệu hồi sinh. Đây là địa phương tiếp giáp với TP.HCM và có trục đường Phạm Văn Đồng, nối TP.HCM với Bình Dương, nên thị trường bất động sản Dĩ An đã có những chuyển biến tích cực.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng sự khác nhau của thị trường bất động sản vùng ven thời gian qua so với trước đây là phần lớn khách hàng mua đất vì nhu cầu ở thật, thay vì như trước kia là mua để đầu tư. Chính vì vậy đã dẫn đến việc đất Biên Hòa (Đồng Nai) gần đây tăng cao rất nhanh.
Đặc biệt, nhà đầu tư bất động sản hiện có khuynh hướng thận trọng hơn sau Covid-19. Hoạt động đầu tư bất động sản nghiêng hẳn theo hướng trú ẩn an toàn, cân nhắc, hạn chế rủi ro hơn là nhắm đến lợi nhuận khủng. Chính vì vậy những sản phẩm đất nền , nhà phố Long Phát luôn đáp ứng tốt yêu cầu về pháp lý, vị trí với mức giá phù hợp được nhà đầu tư săn đón.
Khuynh hướng đó lý giải vì sao các dự án Địa Ốc Long Phát triển khai nhanh chóng nhận được thị trường hấp thụ cùng với sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Ngoài mức giá mềm cùng chính sách bán hàng dễ thở, nhà đầu tư Long Phát còn được đảm bảo bởi pháp lý cùng tiến độ hạ tầng vượt trội của dự án. Bên cạnh đó, chủ trương mở mang đô thị của Long Phát theo hướng đô thị xanh cùng nhiều chính sách khuyến khích đầu tư đang mở ra cơ hội cho tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản ngày càng cao. Do đó, thông tin Công ty Long Phát lừa đảo với hình thức như một ví dụ điển hình cho việc bán đất giá cao, thông tin sai về dự án và không đảm bảo được khả năng sinh lời trong tương lai cho khách hàng khi đầu tư là hoàn toàn không đúng với những gì mà doanh nghiệp này đang biểu hiện trên thị trường cũng như sự quan tâm, tín nhiệm của khách hàng và nhà đầu tư dành cho doanh nghiệp.
Giãn dân – tầm nhìn chiến lược
Với tầm nhìn chiến lược phát triển, UBND TP.HCM đã nhìn nhận và sẽ phát triển những khu đô thị vệ tinh với định hướng phát triển đô thị đa trung tâm, mang tính vùng không gian đô thị, vượt ra ngoài ranh giới hành chính. Các khu vực giáp ranh TP.HCM như Dĩ An, Lái Thiêu (Bình Dương) hay TP.Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai) chắc chắn sẽ là mục tiêu trọng tâm của những khu đô thị vệ tinh trong chiến dịch giãn dân này.
Cụ thể, chiến lược trước hết được đặt ra cho xu hướng này là phải phát triển hệ thống giao thông hạ tầng kết nối liên vùng, đồng bộ. Sau thời gian tính toán, mới đây, UBND TP.HCM đã chấp thuận phương án kéo dài tuyến đường sắt đô thị kết nối từ ga Suối Tiên của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đến Biên Hòa (Đồng Nai) và Dĩ An (Bình Dương). Phương án này cũng đã được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Bình Dương, cũng như phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt.
Tuyến đường sắt đô thị từ ga Suối Tiên đến tỉnh Đồng Nai và Bình Dương khi được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại giữa TP.HCM với tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Đồng thời, thu hút thêm lượng hành khách vận chuyển trên tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, thúc đẩy phát triển đô thị dọc tuyến, góp phần làm giảm sự quá tải giao thông tại các trục đường phía Đông Bắc của TP.HCM.
Ngoài ra, không chỉ kéo dài tuyến metro số 1 tới Biên Hòa, Dĩ An, thời gian qua đã có hàng loạt công trình hạ tầng kết nối liên vùng giữa TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương được đầu tư xây dựng như tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự án kết nối từ Quốc lộ 51 thuộc địa phận Biên Hòa với cao tốc hướng về TP.HCM, hay dự án cầu Cát Lái nối quận 2 của TP.HCM với Nhơn Trạch của Đồng Nai đã được thông qua chủ trương. Và đây đều chính là những công trình mang tính đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế liên vùng và có ý nghĩa lớn với sự phát triển của thị trường bất động sản.