Mụn ở trẻ sơ sinh nghe có vẻ lạ lẫm với không ít người, nhưng thực ra lại khá phổ biến ở các bé sơ sinh. Thông thường mụn có thể xuất hiện ngay sau khi bé được sinh ra, cũng có thể là sau sinh vài tuần. Cha mẹ hoàn toàn không nên chủ quan coi thường với mụn trứng cá ở trẻ, cần phát hiện và tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Mụn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không ?
1. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Em bé sau sinh khoảng một tuần hoặc mới sinh trên da sẽ xuất hiện các mụn nhỏ li ti tại các vùng trán, mặt, chân tay… Mụn này sẽ tự mất đi sau vài ngày và không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên ở một số trẻ có một số loại mụn trứng cá bệnh lý cần phải được điều trị, dùng thuốc mới có thể chữa khỏi.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hay còn có tên gọi là nang kê, mụn sữa. Thông thường, có đến 20% số trẻ sơ sinh sau khi ra đời có mụn trứng cá. Nguyên nhân xuất hiện mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể do những hormone trẻ nhận được từ người mẹ, hoặc có thể do trẻ bị phì đại tuyến bã. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em sau khi được sinh ra.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh còn được gọi là nang kê hay mụn sữa
Những đốm mụn trứng cá ở trẻ sau sinh có thể bị bao bọc bởi một vùng da có hiện tượng hơi tấy đỏ. Vùng da mọc mụn này càng tấy đỏ thì bé càng gây khó chịu, da bé bị kích ứng, đặc biệt là khi tiếp xúc với nước bọt, sữa từ mẹ, hoặc các chất tẩy rửa…
Mụn trứng cá bình thường sẽ biến mất nhanh chóng trong vài tuần sau khi xuất hiện, hoặc có thể lâu hơn đến vài tháng sẽ biến mất dần mà không để lại thâm hay dấu vết gì trên da trẻ. Tuy nhiên nếu thấy trong vòng 3 tháng mà mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm hay mất đi thì cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách, kịp thời.
2. Một số loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh
Một số trường hợp mụn xuất hiện trên da bé nhưng không hẳn là mụn trứng cá mà xuất hiện như phát ban hoặc có vảy trắng, có thể là biểu hiện của các bệnh lý như hạn cứt trâu (bệnh lở chốc da đầu) hoặc viêm da thể tạng (eczema). Theo đó, các trường hợp mụn ở trẻ sơ sinh có nhiều loại và không thể chủ quan là:
-
Viêm da thể tạng:
Với 15-20% trẻ em sau khi sinh sẽ bị mắc bệnh này. Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh khoảng từ 3-6 tháng tuổi với dấu hiệu là các nốt trên da đỏ như mụn, ngứa ngáy, khô da, thậm chí rỉ nước vàng và có kết vảy trên da bé.
Bên cạnh đó, ba mẹ vệ sinh cho bé sạch sẽ một cách thái quá cho trẻ sơ sinh trong thời kỳ này sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu dần, biến mất và tạo điều kiện cho các bệnh về da phát triển, tấn công. Bởi vậy cha mẹ không nên giữ gìn vệ sinh trẻ quá cẩn thận, đó không phải là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lý về da cho con nhỏ.
-
Mề đay:
Bệnh có biểu hiện như phát ban đỏ theo vùng trên da, các nốt mụn như muỗi đốt, gây ngứa ngáy. Trẻ sơ sinh có thể bị mắc mề đay từ rất sớm.
-
Rôm sảy:
Bệnh xuất hiện khi cơ thể trẻ bị nóng trong, nốt rôm sảy li ti xuất hiện ở trán, cổ, các nếp da kín của bé. Nốt rôm sảy có hình tròn, màu đỏ, mọc nhiều, lít chít thành vùng trên da. Giữ mát, thoáng cho cơ thể của bé sẽ giúp các nốt rôm sảy trên da biến mất.
Rôm sảy thường xuất hiện ở trán hay cổ khi cơ thể trẻ bị nóng quá
3. Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị mụn trứng cá
Khi trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá hay một trong các loại mụn nốt nói trên, cha mẹ cần phải biết cách chăm sóc và điều trị để trẻ sớm khỏi mụn cho các bé không quấy khóc và hạn chế tối đa mụn lan sang các vùng khác trên cơ thể. Một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị mụn trứng cá mà các bậc cha mẹ cần biết bao gồm:
-
Không được sử dụng các loại thuốc trị mụn mà không có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
-
Không lau chùi quá mạnh, cọ xát hoặc tác động lực mạnh lên vùng mụn của bé. Việc này gây kích ứng làn da mỏng, khiến mụn trở nên nghiêm trọng và dễ lây lan hơn.
-
Không thoa các loại lotion có chứa dầu lên vùng da có mụn của trẻ. Các loại kem xoa đều cần phải có hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Không lấy nước bọt tùy tiện thoa lên vùng da bị mụn, hay pha nước muối loãng rửa cho bé. Đây là sai lầm mà hầu hết các mẹ đều mắc phải khi xử lý tình trạng da bé có mụn, nốt. Điều này sẽ làm vùng da bị mụn ngày càng tấy đỏ hơn, da bé bị kích ứng, kích thích lan rộng và nặng hơn khi tiếp xúc với nước bọt, nước muối, sữa mẹ…
-
Nên rửa mặt cho trẻ bằng nước sạch, loại xà bông nhẹ chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, rửa sạch xà bông, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sữa.
-
Đưa trẻ đến bác sĩ da liễu nếu sau thời gian dài mà mụn vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm hay biến mất. Kiên nhẫn điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả tốt và nhanh chóng cho trẻ.
Với các thông tin trên, hy vọng bậc cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc và điều trị tốt nhất cho trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá.
Serum trị mụn thâm se khít lỗ chân lông Goldskin vàng:
Đối tượng sử dụng:
-
Da bị mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn cám, mụn đầu trắng, mụn lan rộng nhiều nơi, thường xuyên tái đi tái lại.
-
Phù hợp mọi loại da: da dầu, da hỗn hợp, da khô, da nhạy cảm, da nhờn, da thường
-
Đặc biệt các bạn da nhạy cảm, da mỏng, da dễ bị kích ứng, dị ứng, mẩn đỏ, bong da khi trang điểm, dưỡng da có thể dùng tốt
-
Da bị tổn thương sau khi sử dụng nhiều loại mỹ phẩm cũng có thể dùng tốt
Goldskin – Serum trị mụn thâm cho nam
Công dụng:
-
Trị được tất cả các loại mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng mụn cám đã tồn tại lâu năm dưới da.
-
Phù hợp với mọi lứa tuổi, tất cả các lứa tuổi đều có thể dùng, đặc biệt các bạn tuổi dậy thì có thể dùng tốt vì chỉ chiết xuất từ tự nhiên, không có hóa chất gây hại.
-
Là sản phẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng, đạt tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả của Sở Y Tế.
Để được hỗ trợ thêm về cách chăm sóc da đúng cách, đặc biệt đối với các trường hợp da mụn như mụn bọc, mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn đầu trắng, mụn cám, mụn lưng, bạn vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
Quầy thuốc: Quầy A16 – Trung Tâm Thương Mại Dược Phẩm, 134/1 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, Tp.HCM.
Spa Goldskin: 51B Kênh Gia Định, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.HCM
Hoặc CHAT với CV Da Liễu qua các kênh sau:
zalo.me/0902559967
facebook.com/myphamgoldskin