Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là một trong những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhằm cải thiện hình dáng và hình thức của mũi. Qua nhiều năm phát triển, các kỹ thuật phẫu thuật nâng mũi đã trở nên ngày càng tiên tiến và an toàn. Mang lại những kết quả tuyệt vời cho bệnh nhân.
1. Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật chỉnh hình, tái tạo toàn bộ cấu trúc mũi, từ sống mũi tới đầu mũi, trụ mũi thông qua sự kết hợp giữa sụn tự thân (sụn vách ngăn, sụn sườn, sụn vành tai) và sụn sinh học (Surgiform hoặc Megaderm)
2. 4 Ưu điểm khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
Trong số các phương pháp thẩm mỹ phẫu thuật nâng mũi thì nâng mũi cấu trúc là phương pháp duy nhất can thiệp sâu nhất vào từng chi tiết mũi, dễ dàng thực hiện nhiều thủ thuật như: nâng cao sống mũi, cắt bao xơ, kéo dài đầu mũi, tạo chóp mũi tròn, thu gọn cánh mũi, mài xương chỉnh gồ,…
Ngoài ra, phương pháp này có những ưu điểm sau:
- Khắc phục được mọi khuyết điểm như: cánh mũi thô to, mũi thấp, mũi hếch, mũi hỏng do chấn thương sau tai nạn hoặc do những lần phẫu thuật hỏng trước đó
- Sau hoàn thành cho dáng mũi đẹp tự nhiên: Với chất liệu sụn cao cấp hàng đầu trong ngành. Mũi sau khi nâng đẹp hoàn hảo, tự nhiên và hài hoà, gương mặt bừng sáng hơn
- Cực kì an toàn, hạn chế tối đa các biến chứng
- Duy trì hiệu quả lâu dài so với các phương pháp nâng mũi khác
3. Nhược điểm khi nâng mũi cấu trúc
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp nâng mũi cấu trúc cũng có những nhược điểm bạn cần lưu ý:
- Kỹ thuật phức tạp đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao. Nhiều kinh nghiệm trong việc lấy sụn và ghép sụn. Đặc biệt là khả năng phân tích đánh giá sự nuôi dưỡng. Tưới máu của tổ chức mô ở vị trí ghép để lựa chọn các mô ghép phù hợp nhất .
Bạn nên chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín và tìm hiểu kĩ tay nghề của bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật
- Quá trình phẫu thuật thực hiện nhiều vết mổ do phải lấy sụn tự thân từ các vị trí khác nhau trên cơ th. Việc hồi phục cũng vì thế mà mất nhiều thời gian hơn
- Một số biến chứng sau nâng mũi vẫn có thể xảy ra như: nhiễm trùng mũi, chảy máu và tụ máu sau phẫu thuật, mũi bị co rút hoặc biến dạng lệch sang một bên, lộ sụn, thủng da,… nghiêm trọng hơn là hoại tử mũi
Có rất nhiều trường hợp phẫu thuật nâng mũi cấu trúc bị hỏng phải thực hiện sửa lại nhiều lần gây tổn thương niêm mạc mũi. Tăng bề dày vách ngăn gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, khiến cuống mũi bị chèn ép. Kéo theo nhiều biến chứng khác.
4. Nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không? Cách duy trì dáng mũi được lâu dài
Với câu hỏi “nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không” thì câu trả lời là có thể. Nâng mũi cấu trúc thường kéo dài được khoảng 20 – 30 năm và trọn đời nếu như bạn có một cơ địa tốt.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sau khi nâng mũi. Mách bạn mẹo để duy trì kết quả nâng mũi được lâu dài:
- Nên sử dụng sụn tự thân vì có khả năng tương thích cao nhất với cơ thể
- Sau khi phẫu thuật nâng mũi nên vệ sinh sạch sẽ. Tuân thủ chế độ kiêng khem nghiêm ngặt, ăn uống sinh hoạt cẩn thận để hạn chế biến chứng
- Nếu như có bất kì dấu hiệu sưng đau, viêm nhiễm kéo dài. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kịp thời xử lý, điều trị. Tránh tình trạng hoại tử gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Những thông tin trên đã phần nào giúp bạn nắm được các ưu. Nhược điểm của phương pháp thẩm mỹ nâng mũi cấu trúc. Việc sử dụng phương pháp nào sẽ còn tuỳ thuộc vào tình trạng mũi hiện tại của bạn và cần được tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để có sự lựa chọn hợp lý nhất.