Kinh nguyệt là một hiện tượng xuất hiện ở phụ nữ tuổi dậy thì, tuy nhiên vì một số lý do nào đó, hiện tượng kinh nguyệt xảy ra sớm hoặc muộn hơn. Vậy bao nhiêu tuổi thì có kinh nguyệt?
Độ tuổi nào thì con gái có kinh nguyệt?
Ở thế kỷ trước, độ tuổi trung bình nữ giới xuất hiện kinh nguyệt lần đầu là 18 tuổi. Hiện nay, do điều kiện cuộc sống được nâng cao, độ tuổi nữ giới xuất hiện kinh nguyệt lần đầu cũng sớm hơn, trung bình khoảng 12 tuổi.
Các bé gái nếu đã quá 16 tuổi mà chưa thấy có kinh, đồng thời các cơ quan sinh dục cũng chưa phát triển thì cần đi khám bác sĩ để có được lời khuyên hợp lý.
Lượng máu kinh bao nhiêu là bình thường?
Máu kinh từ tử cung chảy ra do bong lớp nội mạc. Lượng máu kinh khác nhau tùy từng người phụ nữ và tùy từng tháng, dao động từ 5-25ml.
Máu kinh ra quá nhiều có thể dẫn đến thiếu máu. Đây cũng là dấu hiệu của sự bất thường trong các cơ quan sinh sản như: u xơ tử cung, rối loạn hooc-môn sinh sản, rối loạn nội tiết trong cơ thể…
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong bao nhiêu lâu?
Chu kỳ kinh nguyệt từ 25-30 ngày được coi là bình thường. Nếu sớm hoặc muộn quá thời gian trên được coi là có rối loạn kinh nguyệt và có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trong đó có yếu tốc bệnh lý.
Kỳ kinh kéo dài và không đều có ảnh hưởng đến khả năng sản không?
Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của người nữ.. Sẽ có 1 trứng rụng trong 1 chu kỳ kinh nguyệt thông thường. Nếu kỳ kinh của bạn kéo dài từ 2-3 tháng thì chu kỳ rụng trứng cũng kéo dài hơn, thậm chí là không có trứng rụng, từ đó gây khó khăn cho việc thụ thai.
Ngoài ra, kỳ kinh kéo dài bất thường có thể kéo theo một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như: buồng trứng đa nang, rối loạn chức năng hoạt động của tuyến yên… và cần có sự điều trị kịp thời.
Kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu?
Thời gian thường kéo dài khoảng 5 ngày. Nhưng tùy vào cơ địa của mỗi người, có thể ngắn hoặc dài hơn. Nhưng trung bình từ 3 – 7 ngày.
Trong những ngày hành kinh, một số bạn gái có cảm giác khó chịu, căng tức ngực và nặng phần bụng dưới, thói quen đại tiểu tiện cũng có thể thay đổi, đau bụng, đau lưng … ; tâm lý nôn nóng, dễ nổi cáu, giảm tập trung, dễ thay đổi cảm xúc… Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở nhiều bạn nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và thường được gọi là “Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh” và nó sẽ tự chấm dứt khi các bạn sạch kinh. Trong thời gian này, bạn có thể chú ý quan sát những biểu hiện của mình để tự điều chỉnh và bạn cũng có thể mách nhỏ với bạn bè, người thân là bạn sắp đến “ngày” để mọi người thông cảm nhé!.
Trong thời kỳ hành kinh bạn nên chú ý hơn đến việc vệ sinh bộ phận sinh dục của mình. Điều đó vừa giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn vừa phòng tránh đuợc những bệnh viêm nhiễm đường sinh sản.
tham khảo trang: https://homecares.webflow.io