Hầm biogas là một giải pháp được áp dụng nhằm khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường khi việc chăn nuôi phát triển. Cách đây nhiều năm, nền nông nghiệp, chăn nuôi ở nông thôn dần phát triển, kéo theo đó, vấn đề môi trường trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi lượng chất thải do vật nuôi thải ra có tác động xấu đến môi trường.
Khắc phục tình trạng đó, hệ thống hầm biogas với quy trình làm hầm chuẩn đã được áp dụng thí điểm ở nhiều địa phương, và cho kết quả vô cùng tốt. Hiện nay, hầm biogas đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều địa phương, nhiều hộ chăn nuôi và được biết đến là phương pháp an toàn – xanh cho môi trường. Sau đây là cách xây dựng cũng như các lưu ý cần nắm khi bạn là hộ chăn nuôi đang có ý định xây dựng hầm biogas bằng gạch – 1 trong 3 loại hầm biogas được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Lựa chọn thể tích hầm
Lựa chọn thể tích hầm là việc các hộ chăn nuôi ước lượng việc hầm sẽ có dung tích chứa là bao nhiêu, công đoạn này các hộ chăn nuôi nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có đánh giá chính xác nhất. Việc lựa chọn đúng thể tích xây dựng hầm giúp bà con tiết kiệm được chi phí một cách đáng kể, và khi đưa vào sử dụng, hầm cho ra lượng khí tối ưu nhất. Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong quy trình làm hầm biogas chuẩn.
Lựa chọn địa điểm xây dựng hầm biogas
Bước thức 2 trong quy trình làm hầm biogas đó chính là lựa chọn địa điểm để xây dựng hầm biogas. Ở bước này cần chú ý những vấn đề sau
- Cần lựa chọn địa điểm có đủ diện tích mặt phẳng để xây dựng hầm theo đúng như dự kiến đã đề ra.
- Cần tránh xa những vùng đất trũng, ao hồ, để tránh tình trạng đất ngập nước, hoặc khi xây dựng gặp phải tình trạng lún, sạt lở.
- Tránh những nơi có nền đất yếu, khi xây dựng sẽ tốn chi phí xử lý móng
- Tránh xây hầm gần cây cổ thụ lâu năm, để hạn chế việc rễ cây phá hỏng công trình
- Hầm phải được xây ở vị trí gần nơi cung cấp nhiên liệu cũng như gần nơi sử dụng nhiên liệu để quá trình sử dụng được hiệu quả nhất.
- Hầm được xây dựng cách xa giếng nước sinh hoạt từ 5 – 8m, để tránh nguồn chất thải hoặc hầm khi bị rò rỉ ngấm ngược xuống giếng nước sinh hoạt.
- Hầm nên đặt nơi có nhiều nước, kín gió để giữ môi trường trong hầm ổn định, nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho khả năng lên men, sinh khí là tốt nhất.
Lưu ý khi lựa chọn vật liệu
Khi lựa chọn vật liệu xây dựng hầm biogas cũng cần lưu ý cụ thể:
- Đối với gạch: Gạch được lựa chọn phải là gạch đặc, gạch loại I, nung chín đều và có kích thước đều đặn
- Cát: cát được sử dụng trong việc trộn vữa, đối với vữa xây sử dụng cát vàng, sạch, đường kính chưa đến 3mm; đối với vữa trát sử dụng cát đen, sạch.
- Xi măng: Nên sử dụng xi măng pooclăng
- Ống nối: Dùng ống nối có đường kính tối thiểu từ 200mm, ưu tiên sử dụng ống nhựa PVC
- Các nguyên liệu khác như sỏi, gạch vỡ,… phải đảm bảo sạch sẽ, không dính đất hay các chất hữu cơ khác.
Công tác an toàn khi sử dụng hầm
Hầm biogas sản sinh ra khí gas, 1 loại khí có thể gây cháy nổ, chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn khi sử dụng hầm là điều hết sức phải lưu ý:
- Tuyệt đối không đốt lửa, hút thuốc, sử dụng nguồn nhiệt cao gần nơi có khí thoát ra do đường ống bị hở.
- Khi sử dụng bếp, cần mở van cho khí đi ra từ từ
- Khi sửa chữa, dọn vệ sinh hầm cần xả van để khí thoát ra hết, khi làm cần có người giám sát.
Trên đây đều là những bước quan trọng trong một quy trình làm hầm biogas chuẩn nhất hiện nay. Nếu như có bất kỳ thắc mắc gì, các bạn có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được giải đáp kịp thời.