Để chuẩn bị hành trang cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, DN nên đăng ký nhãn hiệu tại nước nhập khẩu để được bảo hộ quyền khi hàng hoá lưu thông trên thị trường.Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra những quy định cụ thể về đơn đăng ký nhãn hiệu? quy trình đăng ký nhãn hiệu hiện nay được quy định như thế nào?
Một trong những điều đáng lo ngại nhất hiện nay đòa là “không ít” DN ăn cắp mẫu mã của nước ngoài đem đi bảo hộ, sau đó đi kiện các DN khác; hoặc một số DN ăn cắp mẫu mã của người khác đem đi bảo hộ rồi kiện ngược lại DN bị “đánh cắp”. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do nhiều DN còn rất“mù mờ” về SHTT, chưa nắm bắt được các quy định của pháp luật, vì vậy không bảo vệ được những thành quả sáng tạo của mình, thậm chí còn xâm phạm quyền của người khác. Như vậy, cần làm gì để bảo hộ sản phẩm sáng tạo của mình? Đó chính là đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đó?
1. Đăng kí nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
2. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
2.1. Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Tra cứu sơ bộ: Người cần đăng kí nhãn hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp tra cứu thông qua thuê các cơ sở cung cấp các dịch vụ đăng ký nhãn hiệu để hành tra cứu sơ bộ để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu nhanh nhất.
2.2. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Doanh nghiệp sau khi chốt nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ kê khai và hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những tài liệu như sau:
+ Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)
+ 01 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
+ Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
+ Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
+ bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Doanh nghiệp nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ngày nộp đơn sẽ có số đơn và ngày ưu tiên. Theo định dạng 4-2019-0001 ngày 01-01-2019.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký tại Việt Nam là cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
– Công văn nhận được lần 1: Kết quả thẩm định hình thức
+ Thời hạn thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm…
+ Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
– Công bố đơn
+ Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
– Công văn lần 2: Kết quả thẩm định nội dung
Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn)
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp.
– Công văn 3: Cấp văn bằng bảo hộ
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.