Ngày nay, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ngày một gia tăng. Ở Việt Nam, có khoảng 70% dân số nhiễm HP, tuy nhiên tỷ lệ phát bệnh chỉ 10 – 25%. Vậy con đường lây nhiễm vi khuẩn HP là gì?
Đường lây nhiễm của HP chủ yếu là đường ăn uống hoặc lây trực tiếp qua nước bọt. Theo các chuyên gia, việc điều trị HP được cho là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng, các biến chứng và ung thư dạ dày về sau.
Tổng quan về HP
* Nhiễm H. pylori là gì? Tổng quan về bệnh nhiễm khuẩn H. pylori hiện nay ở nước ta?
Nhiễm H. pylori là tình trạng vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) lây nhiễm vào dạ dày hay một phần đầu của ruột non.
Trên thế giới có khoảng 2/3 dân số bị nhiễm H. pylori. Ở nước ta, tỷ lệ này khoảng 75%. Tuy nhiên, đa số những trường hợp nhiễm H. pylori này đều không có triệu chứng hay biến chứng. Chỉ có khoảng 14% người nhiễm vi trùng là có biểu hiện bệnh: viêm dạ dày cấp hoặc mãn, loét dạ dày hay tá tràng. Nhiễm H. pylori là nguyên nhân của 80% trường hợp loét dạ dày và hơn 90% trường hợp loét tá tràng. Đồng thời, người nhiễm H. pylori có nguy cơ ung thư dạ dày tăng gấp 2-6 lần so với người không nhiễm.
* Triệu chứng của nhiễm H. pylori
Đa phần không có triệu chứng. Khi có loét dạ dày, bệnh nhân có thể bị đau rát vùng thượng vị, nhất là khi bụng đói. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ và giảm khi dùng những thuốc trung hòa acid.
Có thể kể đến những triệu chứng không điển hình là buồn nôn, nôn, không thèm ăn. Nếu có biến chứng xuất huyết tiêu hoá do loét, bệnh nhân có thể có dấu hiệu xanh xao, thiếu máu, đi cầu phân đen, ói ra máu…
* Cách điều trị vi khuẩn HP
Trước 1982 khi biết đến vai trò của H. pylori, bệnh loét dạ dày được xem là hậu quả của tăng acid, gia vị, lối sống căng thẳng, stress. Bệnh nhân thường được kê toa những thuốc chống acid kéo dài. Tuy nhiên, chỉ có thể điều trị tiệt căn bệnh loét dạ dày do H. pylori bằng cách tiêu diệt vi trùng bằng các thuốc kháng sinh phù hợp, kết hợp với một thuốc chống tiết acid. * Những khó khăn trong quá trình điều trị?
Hai khó khăn lớn nhất trong vấn đề điều trị là sự không tuân thủ của bệnh nhân và vấn đề kháng thuốc của H. pylori. Một phác đồ điều trị H. pylori có hiệu quả cần phải được sử dụng trong ít nhất 10-14 ngày. Sử dụng thuốc cầm chừng, ngắt quãng sẽ làm tăng tỷ lệ thất bại. Ngoài ra, nhiều chế phẩm kháng sinh trọn gói (packed) không đủ hàm lượng, không đủ liều cũng là một nguyên nhân rất lớn làm cho thất bại.
Tình trạng H. pylori kháng với một hay nhiều loại kháng sinh cũng là một nguyên nhân quan trọng. Tình trạng kháng thuốc này đang gia tăng mỗi năm và có thể rất khác nhau tùy theo từng vùng địa lý.
Loại trừ vi khuẩn HP
Hiện nay, các bác sĩ thường sử dụng các phác đồ kết hợp các loại kháng sinh và các thuốc làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày khi phát hiện bệnh dạ dày có HP dương tính. Tuy nhiên, việc điều trị gặp nhiều khó khăn do tình trạng HP kháng kháng sinh ngày càng tăng cao. Để khắc phục tình trạng này, Giáo sư Tiến sĩ Christine Lang – Nhà vi sinh người Đức đã nghiên cứu và sáng chế thành công PylopassTM. PylopassTM là chủng duy nhất hiện nay có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, PylopassTM không có tính kháng như kháng sinh cho nên sử dụng PylopassTM đem lại hiệu quả tiêu diệt HP là rất cao.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.