Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gây bệnh dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày nhưng không phải bệnh nhân nào cũng biết đến loại vi khuẩn này. Chính vì thế để nắm rõ về bệnh cũng như có cách phòng tránh và điều trị thì cần nắm rõ hơn về vi khuẩn HP là gì? Con đường lây lan và cách chẩn đoán.
1. Vi khuẩn Hp là gì?
Theo như định nghĩa của y học thì Hp là tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, nó cũng thường được viết tắt theo một cách khác mà mọi người có thể thấy đó là H.pylori. Vi khuẩn Hp có dạng xoắn và được phát hiện vào năm 1982 bởi hai nhà nghiên cứu là Robin Warren và Barry Marshall.
Môi trường sống được cho là lý tưởng nhất đối với vi khuẩn Hp chính là niêm mạc của dạ dày. Thực chất nó là một vi khuẩn kị khí, vì vậy nó chỉ tồn tại được ở trong môi trường thiếu oxy, đồng thời nó còn sản sinh ra catalase – một loại chất có khả năng phá hủy thành niêm mạc của dạ dày. Trên thực tế không phải người bệnh nào bị viêm dạ dày cũng bởi nguyên nhân từ sự tấn công của vi khuẩn Hp, tuy nhiên tỷ lệ bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn này thường được cho là phổ biến hơn cả.
2. Vi khuẩn HP dạ dày có lây không?
Có nhiều con đường có thể gây lây nhiễm vi khuẩn Hp, vì vậy mọi người cần lưu ý để sớm ngăn chặn được những sự lây lan này. Cụ thể :
a. Qua đường miệng
Theo truyền thống ở nước ta thường các thành viên trong gia đình sẽ sử dụng chung nhiều đồ dùng, và ăn cùng mâm, chung bát đĩa, ăn chung thức ăn…. điều này sẽ khiến cho vi khuẩn Hp theo nước bọt và qua các dụng cụ sử dụng như muỗng đũa rơi vào trong thức ăn, sau đó theo sẽ thức ăn vào trong hệ tiêu hóa của những người khác. Một trường hợp lây truyền Hp qua đường miệng khác có thể thấy đó khi mẹ dùng miệng để mớm cơm hoặc thức ăn cho con.
b. Môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém
Những yếu tố gián tiếp có thể dẫn đường cho vi khuẩn Hp đó là chuột, gián, muỗi, ruồi…. Những loài này sẽ nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài và mang chúng vào trong thức ăn. Hoặc nguồn nước bị ô nhiễm cũng là một yếu tố khiến vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể con người.
Một con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp khác mà các bạn cũng cần biết đó là trong quá trình đi khám bệnh, các dụng cụ chưa được thực hiện vô trùng sạch sẽ cũng sẽ tạo nguy cơ truyền bệnh.
Sau khi vi khuẩn Hp đi vào trong cơ thể người nó sẽ xâm nhập vào trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày và kích thích cho dạ dày tiết ra một lượng lớn axit cũng như nhiều độc tố khác để hủy hoại các lớp tế bào phía dưới lớp nhầy. Từ tác động của vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ làm cho lớp nhầy này sẽ hoạt động yếu đi, các vết viêm loét xuất hiện và hình thành nên các chứng bệnh về đường tiêu hóa khác .
3. Triệu chứng
Qua nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân, các nhà khoa học đã ghi nhận được những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp thường là:
- Cảm giác buồn nôn
- Xuất hiện những cơn đau nhức hoặc có thể có cảm giác nóng bên trong ổ bụng.
- Thường xuyên ợ hơi, thậm chí là ói mửa.
- Bị đầy hơi, chướng bụng
- Cơ thể sút cân, suy nhược.
- Khi ăn cảm thấy khó nuốt
- Khi đi ngoài có thể phân sẽ có lẫn máu hoặc phân đen.
4. Chẩn đoán vi khuẩn HP
Để chắc chắn việc người bệnh có nhiễm vi khuẩn Hp hay không, hiện nay các biện pháp test dạ dày để chẩn đoán cho người bệnh đó là:
a. Nội soi và làm sinh thiết
Với biện pháp này, bác sỹ sẽ không chỉ chẩn đoán được chính xác tình trạng nhiễm khuẩn Hp ở trong dạ dày của bệnh nhân, mà đồng thời nó còn đánh giá được mức độ viêm nhiễm, cũng như những vị trí tổn thương từ đó sẽ đưa ra những nhận định chính xác nhất về diễn biến của bệnh và xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
b. Thực hiện test thở Ure
Hiện nay y học có 2 dạng test thở để áp dụng cho người bệnh đó là test thở sử dụng bóng và test thở sử dụng thẻ. Sau khi thở vào những dụng cụ này, hơi thở của các bạn được đánh giá trên các thiết bị phân tích và chỉ số thể hiện sẽ cho biết bạn có dương tính với loại vi khuẩn Hp này hay không. Trường hợp nếu kết quả là âm tính tức là bạn không nhiễm vi khuẩn Hp, còn ngược lại nếu dương tính tức là bạn đã mang loại vi khuẩn này trong cơ thể , sẽ có chỉ số để đánh giá xem bạn có dương tính với vi khuẩn Hp hay không. Nếu dương tính tức là bạn đã nhiễm bệnh, còn âm tính thì ngược lại.
Đây là một phương pháp tiên tiến, cho kết quả chính xác lại có thể áp dụng được cho mọi đối tượng bệnh nhân.
c. Tiến hành xét nghiệm phân
Theo cơ chế hoạt động, các loại thức ăn trong dạ dày sẽ được co bóp, tiêu hóa và sau đó đẩy xuống ruột non, ruột già… các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ sẽ còn lại các cặn bã và được tống ra ngoài. Vì vậy đây cũng là con được mà vi khuẩn Hp theo ra ngoài. Khi thực hiện xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang cũng sẽ nhanh chóng xác định được vi khuẩn Hp có tồn tại trong cơ thể hay không.
d. Thực hiện xét nghiệm máu
Đây là xét nghiệm mà hầu hết các cơ sở y tế đều áp dụng đối với các bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không phải biện pháp tối ưu vì vậy mà thông thường để có kết quả chính xác người bệnh cần làm thêm những biện pháp chẩn đoán khác cho chắc chắn về độ chính xác.
Trên đây là những biện pháp chẩn đoán thường được sử dụng để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn Hp nhất. Mỗi một biện pháp sẽ có những ưu, và nhược điểm khác nhau. Vì vậy bạn cần có những sự cân nhắc để chọn lựa cách chẩn đoán tốt nhất, sớm phát hiện ra mầm bệnh để có hướng giải quyết kịp thời.