Ngày nay, vi khuẩn HP là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất. Khi tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ngày một gia tăng và có tới 2/3 dân số nhiễm phải vi khuẩn HP. Phần lớn nhiễm vi khuẩn HP không gây triệu chứng hay vấn đề gì nhưng có một số tình huống đặc biệt thì vi khuẩn HP có thể dẫn tới nhiều biến chứng đặc biệt.
Vi khuẩn Hp là gì?
Helicobacter pylori (H. pylori), còn được biết đến qua tên gọi vi khuẩn Hp, là một loại vi sinh vật thường gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Nhóm vi trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể bạn bằng nhiều cách khác nhau và trú ngụ trong đường tiêu hóa.
Nếu số lượng khuẩn Hp trong người quá nhiều, chúng có nguy cơ gây nên những vết loét ở lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Tình trạng này kéo dài rất có khả năng dẫn đến ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?
Tương tự các loại vi sinh vật gây bệnh khác, khuẩn H. pylori hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Vậy bạn có biết vi khuẩn Hp lây qua đường nào không? Thông thường, chúng có thể lây truyền qua bốn cách sau, bao gồm:
Đường miệng – miệng
Đây là phương thức lây truyền chủ yếu của khuẩn Hp. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể nếu bạn tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch bao tử của người đang mắc bệnh. Theo nhiều chuyên gia y khoa, nếu một người trong gia đình bị nhiễm khuẩn Hp, tỷ lệ những người còn lại mắc bệnh rất cao.
Đường phân – miệng
Khuẩn H. pylori rời khỏi cơ thể qua chất thải rắn rồi phân tán mạnh mẽ vào môi trường. Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn Hp.
Đường dạ dày – miệng
Vị trí thường trú của vi khuẩn H. pylori là dạ dày. Do đó, một người đang nhiễm khuẩn Hp nếu bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua rất có thể đưa loại khuẩn này lẫn chung với dịch dạ dày đến miệng.
Đường dạ dày – dạ dày
Ở trường hợp này, bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn Hp từ những dụng cụ, thiết bị y tế. Chẳng hạn như, sau khi nội soi người bị nhiễm khuẩn Hp, đầu dò không được khử trùng đúng cách sẽ còn vi khuẩn bám lại. Lúc này, nếu các nhân viên y tế tiếp tục dùng dụng cụ kia để tiến hành chẩn đoán cho người khỏe mạnh, họ sẽ vô tình phát tán vi khuẩn.
Chính vì lý do này, những thiết bị xét nghiệm có thể dùng nhiều lần nên được vệ sinh và tiệt trùng đúng quy cách sau mỗi lần sử dụng.
Làm sao biết mình nhiễm vi khuẩn Hp?
Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm khuẩn Hp, bạn có thể đến bệnh viện để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:
Xét nghiệm hơi thở
Hầu hết vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày sẽ không thể tồn tại lâu do ảnh hưởng của môi trường axit ở đây. Tuy nhiên, khuẩn H. pylori lại có thể sinh sống được trong dạ dày, nhờ vào đặc tính điều tiết men urease. Loại hoạt chất này có khả năng trung hòa axit giúp khuẩn Hp sống tốt.
Các sản phẩm từ quá trình thủy phân urease do khuẩn H. pylori tạo ra gồm hoạt chất có đuôi chứa ammonia (NH3) và carbon dioxide (CO2). CO2 trong cơ thể được máu vận chuyển đến phổi và thải ra ngoài bằng động tác thở. Do đó, nguyên lý hoạt động của xét nghiệm hơi thở chẩn đoán H. pylori là đo nồng độ CO2 trong hơi thở người thực hiện. Nếu kết quả bất thường, bác sĩ có thể kết luận chẩn đoán người đó bị nhiễm khuẩn Hp.
Mặt khác, một số loại thuốc giúp giảm tiết axit trong dịch dạ dày có thể can thiệp vào độ chính xác của loại xét nghiệm này. Chẳng hạn như:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc đối kháng thụ thể H2
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng dùng các loại thuốc trên trong 1 – 2 tuần trước khi tiến hành xét nghiệm. Người lớn hay trẻ em đều có thể thực hiện xét nghiệm hơi thở.
Xét nghiệm phân
Một hình thức chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp khác thường được áp dụng là xét nghiệm phân. Ở thủ thuật này, các chuyên viên y tế sẽ tìm kiếm các protein lạ (kháng nguyên) liên quan đến vi khuẩn H. pylori trong phân của người thực hiện. Tương tự xét nghiệm hơi thở, thuốc ức chế bơm proton và bismuth subsalicylate có nguy cơ làm sai lệch kết quả chẩn đoán. Do đó, bạn nên tạm ngưng những loại thuốc này khoảng nửa tháng trước khi làm xét nghiệm.
Nội soi đường tiêu hóa trên
Nhờ vào thiết bị chuyên dụng là ống nội soi, một đầu có gắn camera đặc hiệu, bác sĩ có thể quan sát tình hình trong cổ họng, dạ dày và phần trên của ruột non trong cơ thể bạn. Trong vài trường hợp, nội soi cũng có thể được dùng để thu thập mẫu nhằm kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori. Bác sĩ sẽ cung cấp một số loại thuốc để hỗ trợ bạn bớt khó chịu trong lúc làm xét nghiệm.
Xét nghiệm máu
Phân tích máu cũng có thể tìm ra dấu hiệu khuẩn H. pylori trong cơ thể. Tuy nhiên, so với xét nghiệm hơi thở hoặc phân, độ chính xác của việc chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp bằng xét nghiệm máu sẽ không cao bằng.
Thực tế, các xét nghiệm trên chỉ có thể chỉ ra liệu H. pylori có đang hoạt động mạnh trong cơ thể người thực hiện. Chúng không có khả năng tìm ra vi khuẩn Hp lây qua đường nào.
Nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Nếu bạn không có biện pháp điều trị tốt, nhiễm khuẩn Hp có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
Viêm loét dạ dày
H. pylori có thể làm hỏng lớp lót bảo vệ (niêm mạc) dạ dày và ruột non. Điều này khiến axit trong dịch bao tử tiếp xúc trực tiếp với dạ dày, gây nên một hoặc nhiều vết lở loét. Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, khoảng 10% trường hợp nhiễm khuẩn Hp dẫn đến loét dạ dày.
Lớp niêm mạc dạ dày bị viêm
Khuẩn H. pylori còn có nguy cơ gây kích ứng bao tử, lâu ngày dẫn đến viêm dạ dày.
Ung thư dạ dày
Một trong số những tác nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày là viêm loét dạ dày. Trong khi đó, nhiễm khuẩn Hp có khả năng dẫn đến loét dạ dày. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá nhiễm H. pylori là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với ung thư dạ dày.
Loại trừ vi khuẩn HP
Hiện nay, các bác sĩ thường sử dụng các phác đồ kết hợp các loại kháng sinh và các thuốc làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày khi phát hiện bệnh dạ dày có HP dương tính. Tuy nhiên, việc điều trị gặp nhiều khó khăn do tình trạng HP kháng kháng sinh ngày càng tăng cao. Để khắc phục tình trạng này, Giáo sư Tiến sĩ Christine Lang – Nhà vi sinh người Đức đã nghiên cứu và sáng chế thành công PylopassTM. PylopassTM là chủng duy nhất hiện nay có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, PylopassTM không có tính kháng như kháng sinh cho nên sử dụng PylopassTM đem lại hiệu quả tiêu diệt HP là rất cao.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC