Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết kèm theo nhiều vết loét. Bệnh viêm loét dạ dày hiện đang ngày một gia tăng và có tới 26% dân số đang mắc viêm loét dạ dày vậy nguyên nhân, triệu chứng gây viêm loét dạ dày nào bạn cần quan tâm.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay đang đứng đầu trong danh sách các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, ở nước ta khoảng 26% dân số mắc viêm loét dạ dày.
Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong thời gian dài gây kích thích và bào mòn lớp nhầy trong niêm mạc là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng mà chúng ta cần lưu ý. Bên cạnh đó việc hay bị căng thẳng, stress cũng như sinh hoạt không điều độ, thói quen ăn đồ chua, cay… cũng làm tăng tiết dịch acid tấn công vào niêm mạc dạ dày gây viêm loét.
Ngoài ra nhiễm khuẩn HP được xếp vào nhóm nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Giáo sư Đào Văn Long – Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho biết viêm loét dạ dày tá tràng gặp khá nhiều ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào, trẻ 2-3 tuổi hoặc 11-12 tuổi. Nguyên nhân là do vi khuẩn HP. Trong gia đình bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP thì 60-70% trẻ em sẽ bị nhiễm. Chính vì thế, việc các thành viên trong nhà cùng nhau bị viêm loét dạ dày không phải ngẫu nhiên.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày là cảm giác đau âm ỉ hoặc bỏng rát. Cơn đau thường ở khu vực giữa rốn và xương ức của bạn, xảy ra khi dạ dày của bạn trống rỗng, chẳng hạn như giữa các bữa ăn hoặc ban đêm, sẽ tạm ngưng nếu bạn ăn. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua…
Điều trị viêm loét dạ dày như thế nào?
Khi có những triệu chứng trên đặc biệt là khi cơn đau đến đột ngột và không bớt, phân có lẫn máu hoặc màu đen, thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Khi đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định về nội soi và đưa ra phương pháp điều trị.
Với nguyên nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thì kháng sinh đang là lựa chọn duy nhất của các bác sĩ. Tuy nhiên, tình trạng kháng kháng sinh hiện nay rất phổ biến dẫn đến những khó khăn trong điều trị các bệnh lý về dạ dày do vi khuẩn HP. Theo các chuyên gia tiêu hóa, trước đây, điều trị vi khuẩn HP khá dễ dàng. Với phác đồ 3 thuốc, tỷ lệ diệt trừ thành công trên 95%, trong khi tỷ lệ này chỉ cần đạt 90% là phác đồ điều trị hiệu quả. Nhưng từ năm 2003 đến năm 2010, tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn HP thành công với phác đồ chuẩn giảm còn 62,5%.
PylopassTM – bước đột phá trong việc kiểm soát vi khuẩn HP
PylopassTM – sáng chế đã được sử dụng rộng rãi ở hơn 50 nước trên thế giới trong kiểm soát HP của tập đoàn Novozymes – Đan Mạch. PylopassTM chứa Lactobacillus reuteri DSM 17648 được sản xuất theo công nghệ đặc biệt, là chủng duy nhất hiện nay có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, PylopassTM không có tính kháng như kháng sinh cho nên hiệu quả diệt HP là rất cao.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.