Năm 2015, Viettel chính thức tham chiếm vào thị trường truyền hình trả tiền
Với việc tham chiến này khiến cho hàng loạt các doanh nghiệp đã và sắp tham gia cuộc chơi đã bắt đầu khởi động cuộc “ đua” giảm giá cước cho dịch vụ của mình. Bên cạnh đó là cuộc đua giảm giá dịch vụ VTVcab cùng với dịch vụ Internet truyền hình cáp
Viettel: tham chiếm thị trường truyền hình cáp bằng giá rẻ
Tháng 4-2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) được cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, còn gọi là truyền hình cáp (THC) trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, Viettel cam kết sẽ cung cấp dịch vụ sau 12 tháng được cấp phép, nếu không sẽ chịu nộp phạt 30 tỉ đồng. Vào những ngày này, tờ rơi của Viettel đã rải khắp nơi mời gọi khách hàng tham gia mua 7 gói cước với giá hấp dẫn cho cả 3 nhóm đối tượng: nông thôn, thành thị và dịch vụ giá trị gia tăng.
Viettel: tham chiếm thị trường bằng mức giá rẻ
Sau đúng một năm được cấp phép, Viettel sẽ chính thức cung cấp dịch vụ truyền hình ra thị trường. Với tiềm lực kinh tế dồi dào đến từ mảng di động cũng như chiến lược giá rẻ, gần như chắc chắn thị phần của lĩnh vực truyền hình trả tiền sẽ bị chia lại trong thời gian tới.
Với hơn 6 triệu thuê bao hiện có cùng 20 triệu thuê bao tiềm năng, thị trường truyền hình trả tiền đang là “miếng bánh” béo bở được rất nhiều doanh nghiệp nhòm ngó nhằm chia phần. Hiện cả nước đang có khoảng 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, bên cạnh đó còn có nhiều cái tên khác sẽ góp mặt trong thời gian tới như Viettel, FPT hay thậm chí là cả VNPT.
Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2013, thị phần của mảng này chủ yếu nằm trong tay 2 nhà đài lớn là VTV và HTV. Cụ thể, dẫn đầu là SCTV với 40%, tiếp theo là VTVCab với 30% và thứ 3 là HTVC với 15%. Các doanh nghiệp khác chia đều con số 15% ít ỏi còn lại.
Chiếm tới 70% thị phần truyền hình trả tiền, chính vì vậy VTV luôn thống trị lĩnh vực này trong những năm vừa qua, từ việc mua kênh độc quyền cho đến thoải mái tăng giá cước và người xem luôn ở thế bị động. Tuy nhiên việc Viettel tham chiến, mảng này hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là ở giá cước sẽ được giảm xuống đáng kể kéo theo thị phần sẽ được phân chia lại.
Một lãnh đạo của Viettel từng tuyên bố, họ sẽ áp dụng chiến lược “lấy nhiều bù ít” cho truyền hình trả tiền. Cụ thể, doanh nghiệp này sẽ đưa ra mức cước thấp nhất có thể, qua đó thu hút lượng lớn người xem nhằm đảm bảo doanh thu cho mình. Thậm chí gói cước thấp nhất chỉ từ 30.000 – 40.000 đồng/tháng cũng đang được Viettel dự định tung ra.
Viettel: tham chiếm thị trường truyền hình cáp việt nam bằng giá rẻ cùng với các dịch vụ đa tiện ích
Được biết, đây đã là chiến lược cực kỳ thành công của hãng Quân đội khi áp dụng trong mảng dịch vụ di động và cũng chính là yếu tố then chốt đưa đơn vị này dẫn đầu thị trường viễn thông Việt Nam trong những năm vừa qua.
Ngay từ giữa tháng 3/2013, Viettel đã đưa vào thử nghiệm dịch vụ truyền hình cáp tại Hà Nội, TP.HCM và Hà Nam. Theo dự kiến đến tháng 4/2014, Viettel sẽ đồng loạt triển khai cung cấp dịch vụ tại 15 tỉnh, thành lớn trong cả nước.
Cuộc đua bắt đầu
Tại thời điểm này, tình trạng chung đối với các nhà cung cấp truyền hình trả tiền là một mặt “nín thở” nghe ngóng động tĩnh từ Viettel, mặt khác lại tung sức vào cuộc chạy đua giảm giá dịch vụ nhằm mở rộng thị phần cũng như thu hút thêm thuê bao trước “giờ G”.
Thay vì sử dụng các kênh truyền hình truyền thống (truyền hình quảng bá), người xem hiện nay có rất nhiều lựa chọn khác từ các kênh truyền hình trả tiền. Tương tự như dịch vụ internet, khi dùng truyền hình trả tiền, người sử dụng sẽ trả tiền thuê bao theo tháng. Tùy theo gói dịch vụ, số tiền thuê bao sẽ khác nhau.
Chịu “chơi” nhất phải kể đến SCTV với hàng loạt chương trình khuyến mại liên tiếp như: Tặng đầu thu HD trị giá gần 2 triệu đồng, miễn toàn bộ phí hòa mạng và công lắp đặt, giảm 49% phí thuê bao tháng, tặng 33% thời gian sử dụng khi đóng trước 3 tháng thuê bao trở lên.
Ngoài ra giá dịch vụ cũng được giảm mạnh khi chỉ còn 80.000 đồng/tháng với gói HD (108 kênh SD và 25 kênh HD) và 65.000 đồng/tháng cho gói SD (108 kênh).
Đứng trước áp lực cạnh tranh, K+ cũng đã điều chỉnh giảm giá cước thuê bao dịch vụ HD cũng như giá bán bộ thiết bị. Theo đó, giá bộ thu SD được giảm từ 1,5 triệu đồng xuống còn 990.000 đồng và HD từ 2 triệu đồng xuống còn 1.800.000 đồng.
Về giá cước, nếu như trước đây K+ có 9 gói cước khác nhau thì nay chỉ còn 2 gói là Accsess+ và PremiumHD+. Trong khi PremiumHD+ được giảm từ 300.000 đồng/tháng xuống còn 220.000 đồng/tháng thì gói Accsess+ lại bị tăng thêm 10.000 đồng/tháng lên mức 85.000 đồng/tháng so với trước đây.
Tuy nhiên trong cuộc đua giảm giá, khuyến mại này “ông lớn” VTVcab vẫn đứng ngoài cuộc khi giữ nguyên mức phí thuê bao 110.000 đồng/tháng cho tivi thứ nhất và 33.000 đồng/tháng cho tivi thứ hai trở đi.
Theo ý kiến của các chuyên gia, trên đây chỉ là những bước tạo đà cho “cuộc chiến” về giá của các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền. Phải đến khi Viettel chính thức tham chiến vào tháng 4/2014 tới, cuộc đua trên mới thực sự khốc liệt và hứa hẹn mức giá còn được giảm nhiều hơn nữa.
Phá thế độc quyền
Theo số liệu thống kê, hiện nay Việt Nam mới có khoảng 4 triệu thuê bao THC, trong đó VTV nắm đa số. Sau 10 năm ra đời và phát triển, thị trường THC bộc lộ rõ thế độc quyền với chất lượng phục vụ yếu trong khi giá cả tăng liên tục. Trong 3 năm trở lại đây, THC đã tăng giá đến 3 lần. Mức tăng hiếm thấy của một loại hình dịch vụ được xem là cần thiết với người tiêu dùng. Nếu không tạo sự cạnh tranh trên thị trường thì người tiêu dùng sẽ chịu thiệt. Sự tham gia của các DN viễn thông vào thị trường THC mà Viettel là đơn vị tiên phong sẽ vẽ lại bản đồ THC trong cả nước, hướng đến giá trị thật của dịch vụ và tỉ lệ thuận với số tiền người tiêu dùng bỏ ra mua.