Xã hộ ngày càng phát triển và vấn đề sức khoẻ được đặt lên hàng đầu, những phương thuốc tây hay đông y ngày càng lớn mạnh và cho ra nhiều sản phẩm, những hình thức xét nghiệm mới để bảo vệ sức khoẻ cũng được nhiều bệnh viện và phòng khám ứng dụng, trong đó xét nghiệm CRP được nhiều người quan tâm. Nếu bạn chưa biết CRP là gì hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn phương thức xét nghiệm này.
Xét nghiệm CRP là gì?
Xét nghiệm CRP được viết đầy đủ là xét nghiệm C-Reactive Protein. Đây là một hình thức xét nghiệm để định lượng Protein phản ứng C.
Xét nghiệm sẽ chẩn đoán các bệnh nhiễm vi khuẩn và rối loạn viêm như viêm khớp dạng thấp, sốt dạng thấp,… Lượng CRP sẽ không tăng trong trường hợp cơ thể bị nhiễm virus.
CRP là một phản ứng ở giai đoạn cấp, sản xuất ở gan và bài tiết vào máu vài giờ sau khi xuất hiện viêm nhiễm ở vết thương hoặc vết mổ sau phẫu thuật.
Xét nghiệm CRP khi nào?
Người ta thường xét nghiệm CRP trong các trường hợp sau:
- Người bệnh sau quá trình phẫu thuật và bác sĩ muốn kiểm tra tình trang nhiễm trùng có thể xuất hiện. Xét nghiệm này thường diễn ra sau khoảng 3 ngày phẫu thuật. Để kiểm tra khả năng nhiễm trùng vết thương. Nồng độ CRP thường tăng nhanh sau vài giờ sau phẫu thuật và sau đó giảm.
- Xác định và tìm nhiễm trùng, virus, các bệnh lý gây viêm như nhiễm trùng xương, viêm khớp dạng thấp. Các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch. Viêm và xuất huyết ruột, ung thư hạch bạch huyết.
- Dựa vào nồng dộ CRP tăng và giảm để đánh giá đáp ứng điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm đối với bệnh nhân bị viêm loét đại tràng.
- Người bệnh mắc các bệnh về xương khớp.
- Người thường xuyên mắc triệu chứng của các bệnh tự miễn.
- Người bệnh bị viêm đường tiểu khung.
- Người bệnh bị mắc các chứng bệnh viêm như viêm ruột thừa, viêm khớp,…
- Người bị bệnh mạch vành tim hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã hiểu được xét nghiệm CRP và nên xét nghiệm khi nào, chúc các bạn luôn mạnh khoẻ.