Các đài truyền hình VTV, SCTV, HTV ra sức cạnh tranh về truyền hình cáp trả tiền
Người dùng bị áp đặt, có đúng khộng?
Thị trường truyền hình trả tiền( internet truyền hình cáp ) trong 3 năm gần đây có sự tăng tưởng nhanh chóng, số thuê bao tăng thêm 30-45%/năm.
Đến nay, đã có khoảng hơn 4 triệu thuê bao, do hơn 42 nhà cung cấp dịch vụ thực hiện. Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), dẫn đầu thị trường là Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) với 40% thị phần, Truyền hình Cáp Việt Nam ( VTVcab ) chiếm 30% và Trung tâm Truyền hình cáp Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh với 15%.
Các đài truyền hình ra sức cạnh tranh về truyền hình cáp
Do “miếng bánh” lớn nằm trong tay số ít doanh nghiệp, nên sự cạnh tranh không gay gắt và người dùng thường bị áp đặt mức giá thuê bao cũng như phải chịu chất lượng dịch vụ chưa như thỏa thuận.
Cạnh tranh gay gắt
Theo ước tính của Cục Quản lý cạnh tranh, doanh thu mỗi năm của truyền hình trả tiền khoảng 2 tỷ USD, và lĩnh vực này có tiềm năng rất lớn. Do đó, các “ông lớn” là VNPT, Viettel, CMC và FPT đã gia nhập thị trường, báo hiệu cuộc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, giá thuê bao và mua bản quyền sẽ gay gắt hơn.
Ông Vũ Văn Hiến – Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam tỏ ra lo ngại giá thuê bao sẽ bị phá giá trước thông tin Viettel cung cấp giá thuê bao chỉ 20.000 đồng/tháng.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Lan khuyến nghị, nên phát huy vai trò hoạt động của Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam là cầu nối và liên kết các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời tăng cường hoạt động quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước để tạo ra một sân chơi công bằng, lành mạnh.
Các chuyên gia trong lĩnh vực Internet khẳng định rằng, về khả năng, Internet trên truyền hình cáp hoàn toàn có thể cạnh tranh được với ADSL truyền thống nếu có mức giá hợp lý mà không phải đầu tư hệ thống cáp tới từng hộ gia đình. Đổi lại, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet sẽ phải chia sẻ doanh thu với công ty có hạ tầng truyền hình cáp nên phải có một lượng khách hàng rất lớn thì mới đảm bảo lợi nhuận và vận hành. Đó là chưa kể đến việc xử lý sự cố sẽ rất phức tạp vì không biết phần “lỗi” của khách hàng thuộc về phần cung cấp Internet của doanh nghiệp Internet hay hạ tầng bên dưới của doanh nghiệp truyền hình cáp.
Khi Viettel hay FPT nhẩy vào thị trường truyền hình cáp trung ương và cung cấp dịch vụ Internet kèm theo thì những vấn đề trên sẽ được khắc phục. Hơn nữa, trong thời điểm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đang kêu khó vì giá ADSL hiện đã xuống quá thấp, không đủ để bù chi phí thì việc cung cấp 2 dịch vụ trong một đường dây truyền hình cáp sẽ khiến giá thành rẻ đi rất nhiều do có thể bù chéo dịch vụ cho nhau và từ đó đảm bảo không lỗi…