Thực đơn hữu ích cho người tăng huyết áp ( Cao huyết áp)
Bệnh tăng huyết áp rất thường gặp ở người tiểu đường. Các bác sĩ tim mạch thường khuyên người bệnh tăng huyết áp kiêng ăn mặn, còn bác sĩ nội tiết khuyên người bệnh tiểu đường kiêng ngọt. Quả thật để kiêng được như vậy người bệnh phải rất quyết tâm. Vì ăn quá nhạt sẽ làm mất ngon, nhất là người cao tuổi. Để khắc phục bác nên dùng các loại đường tổng hợp như aspartame thay cho đường glucose và đường mía. Đường này có năng lượng thấp, tạo vị ngọt và không ảnh hưởng tới sức khỏe (nên phân biệt đây không phải đường hóa học).
>>> Xem thêm thông tin về Cao huyết áp
Bệnh tăng huyết áp kèm tiểu đường nên ăn kiêng gìBệnh tăng huyết áp kèm tiểu đường nên ăn kiêng gì
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều bữa, ăn ít cơm và nên ăn thêm rau, ăn quả ít ngọt như dưa chuột, dưa hấu, ổi, thanh long, cà chua, chuối tiêu… để cảm giác không bị đói bụng và bổ sung lượng vitamin. Kiêng mặn trong tăng huyết áp là kiêng muối tương đối chứ không phải kiêng muối tuyệt đối như trong bệnh phù thận. Chẳng hạn, lượng muối tối đa cho một người bình thường trong ngày là 6g (tương đương một muỗng cà phê muối), lượng muối này bao gồm cả muối có trong thức ăn và nước chấm, kể cả trong bánh đa, sợi mỳ thì người tăng huyết áp nên ăn nhạt hơn. Trường hợp kiêng muối khó khăn có thể ăn mặn hơn mức cho phép ở người tăng huyết áp nhưng đồng thời phải dùng thêm thuốc lợi tiểu.
Lời khuyên, ngoài chế độ ăn uống cần kiêng như đã nói ở trên, bác nên duy trì tập luyện, tốt nhất hằng ngày nên đi bộ 30 – 60 phút, không quên kiểm soát huyết áp và đường máu cũng như khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
>>> Giải đáp Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì
Không chỉ là thức ăn kiêng lý tưởng, củ từ còn giúp phòng chống nhiễm độc kim loại nặng từ môi trường.
Củ từ rất tốt cho những người bị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp hoặc táo bón, khó ngủ (nhất là đối với trẻ em, người già, trường hợp chưa cần dùng thuốc an thần).
Do có tác dụng ngăn nhiễm độc nên nó được các thầy thuốc Liên Xô cũ đưa vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để bảo vệ sức khỏe lâu dài của họ.
Giải các chất độc: Giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn.
Chống trầm cảm: Nên ăn khoai từ để tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh serotonin là chất làm cho não phấn chấn.
Hỗ trợ chữa ung thư tử cung và dương vật (tài liệu Trung Quốc): Củ từ 30 g, tảo biển 10 g, gạo tẻ 100 g. Nấu củ từ và tảo biển với 1,5 lít nước, đến khi còn 1 lít thì lọc lấy nước cốt, cho gạo vào nấu cháo. Ăn nóng ngày 2 lần.
>>> Thông tin Huyết áp cao là bao nhiêu
Chữa viêm họng, ho do nhiệt: Củ từ gọt vỏ 250 g, thịt gà 25 g, thịt lợn nạc 100 g, xá xíu 75 g, nấm đông cô 25 g, măng non 100 g, bột nếp 500 g, bột mì 250 g, dầu mè 50 g, rượu 5 g, xì dầu 15 g, muối 15g, tiêu bột 0,5g, đường 15 g.
Chần măng và nấm trong nước đang sôi. Các loại thịt thái nhỏ nhào tinh bột ướt. Xào các thịt, măng, nấm, gia vị. Củ từ luộc chín trộn các loại bột, đường, muối trộn nhào kỹ dàn trên mâm đã xoa mỡ, chia làm 20 phần làm áo bánh, rán vàng.
Giải nhiệt, tiêu đờm: Củ từ gọt vỏ nạo cho nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm rơm, tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ). Ăn nóng với cơm.
Không ăn nhiều củ từ một lúc vì sẽ gây đầy bụng khó tiêu. Để hạn chế hiện tượng này, nên nướng qua củ từ trước khi nấu để phân hủy chất nhựa.