I. Những điều quan trọng khi làm bánh Trung thu:
1. Bánh nướng:
– Dùng lò nướng để nướng bánh không nên dùng lò vi sóng có chức năng nướng hoặc nồi nướng hallogen vì những kiểu lò này chỉ có một lửa không thể đảm bảo chất lượng bánh được bởi rất dễ dẫn tới tình trạng mặt bánh thì cháy mà phần đáy bánh thì sống.
– Khuôn bánh: Với những người mới bắt đầu làm bánh thì nên lựa chọn khuôn nhựa tròn không lò xo, chỉ cần ấn bánh xuống mở nắp là lấy được bánh. Khuông vuông sẽ khó hơn một chút.
– Nước đường làm bánh có thể nấu từ năm trước và để năm sau dùng, nước đường để càng lâu càng lên màu đẹp và bánh càng mềm. Nhưng nếu bạn không có thời gian có thể nấu nước đường trước khoảng 10 – 14 ngày, thay đường kính trắng bằng đường nâu để màu bánh lên được đẹp hơn. Đặc biệt khi nấu xong nhất định bạn phải đợi nguội hẳn rồi mới cho vào lọ và đậy nắp kín, nếu chưa nguội rất dễ bị đổ mồ hôi lên nắp dẫn tới nước đường bị mốc hoặc chua.
– Khi trộn bột không cần trộn quá kỹ chỉ cần trộn để các nguyên liệu đồng nhất là được. Vỏ bánh không nên quá mỏng cho dù với nhiều người vỏ bánh càng mỏng thì càng có nghĩa là bạn khéo léo nhưng vì nhân bánh khá ngọt và để tạo vị cân bằng thì nên để 1/2 vỏ, 1/2 nhân.
– Để nhân bánh không bị khô nhất định phải có dầu ăn cho vào nhân và càng ít nước càng tốt. Nên sên nhân ở lửa nhỏ trong một thời gian dài để hiện tượng mất nước diễn ra chậm hơn nhân cũng bớt khô hơn.
– Bánh sau khi nướng xong phải để nguội rồi cho vào túi, hộp đậy kín có túi trống ẩm để tránh bị mốc hỏng.
– Bánh nướng chừng 2 – 3 ngày sẽ mềm ra vì phần dầu ở nhân bánh sẽ thấm ra khiến vỏ bánh mềm và lúc này ăn bánh là ngon nhất.
2. Bánh dẻo
– Tuỳ mỗi loại bột mà bạn cần điều chỉnh lượng nước đường, dầu ăn khác nhau sao cho vỏ bánh đề mềm dẻo. Bột sau khi trộn xong sẽ có thời gian nở ra nên bạn đừng để bột quá khô lúc đóng bánh sẽ khó kết dính.
– Bánh dẻo khó nhất là khâu trộn bột sao cho mịn và không bị vón cục vì là bột nếp nên sẽ rất dính, cần trộn từ từ từng chút một, hạn chế nhào bột mà dùng cán bột gập và cán.
Khi đóng bánh phủ bột áo lên cả viên bột và khuôn, gõ khuôn để bột không bám nhiều vào vân khuôn làm mờ mặt bánh. Đóng chậm, từ từ giữ khoảng 1 phút trước khi gỡ bánh ra khỏi khuôn.
– Tỉ lệ vỏ và nhân nên là 1:1
– Để sau một ngày bánh trở trong, sử dụng trong 3 ngày.
3. Địa chỉ mua nguyên liệu làm bánh:
Hiện tại ở trên các diễn đàn đều có topic bán nguyên liệu làm bánh trung thu. Nếu ở Hà Nội bạn có thể ghé qua các cửa hàng bán đồ làm bánh như Vana Shop, Bakerland… Còn nếu ở TP. Hồ Chí Minh có thể lựa chọn Tân Nhất Hương sẽ có đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ bạn cần.
II. Các loại nhân bánh dễ làm:
1. Nhân khoai môn trứng muối
Nhân khoai môn mịn, thơm có màu tím rất đẹp ở giữa lại có màu vàng trứng muối lấp ló vô cùng hấp dẫn.
2. Nhân thập cẩm gà quay:
Nhân thập cẩm gà quay béo ngậy đậm đà cực hợp để làm các loại bánh truyền thống tặng cho người lớn tuổi trong gia đình.
3. Nhân dừa:
Nhân dừa ngọt bùi thơm phức cho những ai hảo ngọt.
III. Vài loại bánh Trung thu bạn có thể tham khảo:
1. Bánh Trung thu truyền thống:
Dù muốn hay không cũng nên làm những chiếc bánh truyền thống đậm đà hương vị cổ truyền dùng để biếu tặng người thân cũng như dâng lên ông bà tổ tiên.
2. Bánh Trung thu thạch:
Nếu bạn không thích ngọt và muốn nhanh gọn có thể thử làm bánh Trung thu thạch sau nhé!
3. Bánh Trung thu hình heo tặng bé:
Một chút sáng tạo với những chú heo ngộ nghĩnh khi làm bánh Trung thu,chắc chắn các bé sẽ rất thích và tết Trung thu nhà bạn sẽ vui lắm đấy!